Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỹ thuật cao giúp cứu sống nhiều trẻ sinh cực non tháng

Thứ năm, 09:35 02/03/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thời gian gần đây, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ nỗ lực thực hiện nhiều kỹ thuật cao, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, trong đó, nổi bật là điều trị tốt các bệnh lý sơ sinh cho trẻ cực non tháng, nhẹ cân và điều trị hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao.

Để phòng tránh sinh non, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Trong thai kỳ, chị em nên thăm khám định kỳ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Ảnh: P.B
Để phòng tránh sinh non, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Trong thai kỳ, chị em nên thăm khám định kỳ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Ảnh: P.B

Niềm vui vô bờ của gia đình bệnh nhân

BS Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng khoa Sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ) cho biết, so với những năm trước, thời gian gần đây hiệu quả điều trị cho trẻ sơ sinh non tháng đã được nâng cao. Để đáp ứng điều trị các bệnh lý ở trẻ sơ sinh, theo định hướng phát triển chung, năm qua, Khoa triển khai nhiều kỹ thuật mới như: Thở máy, đặt catheter tĩnh mạch nền, tĩnh mạch rốn, bơm surfactant, kỹ thuật NCPap sớm, kỹ thuật Kangaroo sớm cho tất cả trẻ sơ sinh tại các phòng sinh, phòng mổ. Từ tháng 6/2016, kỹ thuật Kangaroo sớm cho trẻ mới sinh được đưa vào thực hiện, đến nay cho thấy hiệu quả cao, nuôi được thành công cho những em bé sinh cực non, nhỏ hơn 28 tuần tuổi thai, với cân nặng nhỏ nhất 800gr và 4 trường hợp sinh tam thai tại đây.

Đầu tháng 12/2016, chị N.T.N (20 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ) nhập viện với chẩn đoán thai 27 tuần, ngôi ngang, vỡ ối, nhau tiền đạo trung tâm. Khi đó, các bác sĩ nhanh chóng mổ lấy thai, bé gái cân nặng 800gram đã được chăm sóc tốt, khỏe mạnh. Còn chị T.C.T (ngụ tại quận Ô Môn) mang thai 29 tuần, bị tăng huyết áp mạn tính và tiền sản giật. Chị T được phẫu thuật lấy thai, bé trai nặng 750gram. Sau mổ, các bé đều được bác sĩ sơ sinh hồi sức nhanh chóng, thở máy và nuôi ăn tĩnh mạch, kháng sinh… Khi ổn định, các bé được cai máy thở chuyển sang thở NCPAP (máy giúp thở không xâm lấn) và thực hiện Kangaroo với mẹ sớm. Hiện hai bé đã tự thở tốt, ăn sữa thông qua dạ dày, lên cân khá tốt. Chị T xúc động: "Lúc mới sinh, nhìn con nhỏ, nhẹ cân hơn so với những bé khác, vợ chồng tôi rất lo lắng nhưng nhờ sự chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ, sức khỏe con tôi tiến triển tốt và dần ổn định hơn. Vợ chồng tôi rất vui mừng và hạnh phúc".

Các thầy thuốc luôn đồng hành cùng bệnh nhi

Theo BS Ngọc Hà, những trường hợp bé sinh non và cực non thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ: Suy hô hấp, nhiễm trùng, viêm ruột… do cấu trúc, chức năng cơ thể bé chưa trưởng thành. Ngoài việc phải chăm sóc các bé ở đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt, Bệnh viện còn áp dụng phương pháp Kangaroo và da kề da sớm với mẹ ngay sau sinh để giữ ấm, hạn chế nhiễm trùng, tạo cho bé cảm giác an toàn, được che chở như trong bụng mẹ và thích nghi dần với môi trường bên ngoài. Phương pháp này được áp dụng với trường hợp trẻ sau sinh suy hô hấp cần phải thở NCPAP. Các bé sinh non tháng tại bệnh viện được khám ROP (bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non), tầm soát điếc, siêu âm não, siêu âm tim… và tái khám theo quy trình Kangaroo ngoại trú để đánh giá sự phát triển tâm thần, vận động đến 5 tuổi.

BS Ngọc Hà chia sẻ, trẻ sinh non thường có nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, như bị suy hô hấp, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, nhiễm trùng huyết, viêm ruột… Do đó, đòi hỏi cán bộ y tế phải thường xuyên, liên tục theo dõi diễn tiến sức khỏe các bé, không kể ngày hay đêm. Thường thời gian nằm viện của trẻ sinh non dài, có khi cả tháng hoặc hơn, nên qua từng ngày chăm sóc, tình cảm yêu thương của cán bộ y tế với bệnh nhi càng thêm gắn bó. Bên cạnh đó, cán bộ y tế Khoa Sơ sinh đồng cảm với sự lo lắng của cha mẹ bệnh nhi, nên luôn chú trọng tư vấn về tình trạng, diễn biến sức khỏe cũng như các phương pháp điều trị để cha mẹ hiểu, sẵn sàng tâm lý đồng hành cùng bệnh nhi chống chọi với bệnh tật. Nhờ đó, mối gắn bó giữa cán bộ y tế và gia đình bệnh nhi thêm thân thiết.

Để phòng tránh sinh non, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Trong thai kỳ, chị em nên thăm khám định kỳ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Đặc biệt, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đang triển khai đơn nguyên sinh non, tầm soát và có những biện pháp phòng ngừa, can thiệp điều trị kịp thời khi thai phụ có dấu hiệu sinh non, để giảm thiểu trường hợp sinh non, hạn chế biến chứng. Năm 2017, Khoa Sơ sinh dự kiến triển khai kỹ thuật mới, trong đó có kỹ thuật làm lạnh toàn thân ở trẻ sơ sinh, thở máy rung cao tần nhằm giảm thiểu các di chứng tổn thương não cho trẻ bị sanh ngạt.

Cũng trong thời gian qua, Khoa Hiếm muộn (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ) đã nỗ lực rất nhiều để nâng cao hiệu quả điều trị hiếm muộn, trở thành địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng các cặp vợ chồng "khát" con. ThS.BS Nguyễn Phan Vinh - Phó Trưởng khoa Hiếm muộn chia sẻ: Năm qua, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện tại Bệnh viện đạt từ 40 - 50%, có đợt thực hiện IVF thành công 5/6 trường hợp. Tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung ngày càng tăng cao. Năm 2017, Khoa Hiếm muộn tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị, nhất là đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ra, đơn vị này đã triển khai Ngân hàng tinh trùng và sẽ tiếp tục triển khai các kỹ thuật điều trị bệnh lý nam khoa…

Điều trị cho gần 1.000 trẻ sinh non

Năm 2016 vừa qua, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ chào đón gần 14.000 bé ra đời tại đây, trong đó, gần 1.000 trẻ sinh non điều trị tại Khoa Sơ sinh, đặc biệt có gần 20 trường hợp trẻ sinh cực non. Đối với lĩnh vực hiếm muộn, năm 2016, Khoa được trang bị thêm tủ cấy Benchtop G185K- System hiện đại để nuôi cấy phôi, giúp tăng tỷ lệ thành công kỹ thuật IVF. Tổng số lượt khám trong năm trên 5.600 ca, tổng số thụ tinh trong ống nghiệm 115 ca, đạt tỷ lệ thành công 41%, với 16 trẻ chào đời; 544 ca bơm tinh trùng vào buồng tử cung, tỷ lệ thành công trên 15%.

Thu Sương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top