Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Nhiều quy định về môi trường, thiên tai, xây dựng sẽ được điều chỉnh

Thứ ba, 06:51 12/11/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong tuần này Quốc hội tiến hành nghe, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Đê điều, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam…

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Nhiều quy định về môi trường, thiên tai, xây dựng sẽ được điều chỉnh - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 11/11. Ảnh: Quochoi.vn

Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng lớn do thiên tai và biến đổi khí hậu

Sáng 11/11, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc. Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Luật Phòng, chống thiên tai được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19/6/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2014. Luật Đê điều được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành các Luật này đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc lớn, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình hiện nay.

Đối với Luật Phòng, chống thiên tai, một số loại hình thiên tai chưa được quy định trong Luật; lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cấp xã là những nguồn nhân lực quan trọng đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai từ trước tới nay nhưng chưa được xác định trong Luật; Quỹ phòng chống thiên tai đã được thành lập và hoạt động theo Luật Phòng, chống thiên tai, nhưng mới chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh, chưa có ở Trung ương để xử lý, hỗ trợ cho các địa phương khi có tình huống thiên tai nghiêm trọng xảy ra, đồng thời để tiếp nhận nguồn hỗ trợ, cứu trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai; chưa có quy định về vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho phòng, chống thiên tai; chưa quy định về điều tra cơ bản…

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Nhiều quy định về môi trường, thiên tai, xây dựng sẽ được điều chỉnh - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trình bày Tờ trình.

Đối với Luật Đê điều, hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều cần phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ NN&PTNT để tăng cường công tác quản lý nhà nước ở Trung ương; chưa có quy định việc sử dụng bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng và việc xử lý công trình, nhà ở hiện có ở bãi nổi, cù lao nên tạo ra khoảng trống pháp lý trong quá trình thi hành Luật; cần sửa đổi quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều để phù hợp với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp tại một số Điều chưa thống nhất, phù hợp với Luật Phòng, chống thiên tai.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, mục đích sửa đổi Luật nhằm, tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời không để phát sinh khoảng trống về pháp lý trong công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai, và quản lý đê điều. Đồng thời nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, nhà nước về phòng, chống thiên tai, đê điều; kế thừa những quy định đã phù hợp trong thực tiễn thi hành các luật; bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều như Tờ trình của Chính phủ. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế có uy tín, Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng lớn do thiên tai và biến đổi khí hậu, Ủy ban nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật lần này còn góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để: Phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước trong Luật Phòng, chống thiên tai; Tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của các chính phủ, cộng đồng quốc tế cho công tác Luật Phòng, chống thiên tai ở Việt Nam và thực hiện tốt cam kết, thỏa thuận quốc tế.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Nhiều quy định về môi trường, thiên tai, xây dựng sẽ được điều chỉnh - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trình bày Tờ trình.

Cũng trong ngày 11/11, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, Luật Xây dựng năm 2014 và kết quả triển khai thi hành Luật đã có những đóng góp rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số yêu cầu mới đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật để thể chế hóa kịp thời một số định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Trước thực tiễn và tình hình mới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, cần thiết phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số quy định để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2014 là tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn công tác đầu tư xây dựng; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Việc xây dựng Luật đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm tính tương thích của các chính sách với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Trung ương, tăng cường phân cấp hợp lý và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Trình bày báo cáo thẩm tra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, ông Phan Xuân Dũng cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng theo Tờ trình của Chính phủ. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, việc ban hành Luật sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng, hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Từ đó tăng hiệu quả đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí đặc biệt đối với các hoạt động đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, phân định rõ và đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận, làm chủ các công nghệ hiện đại trong hoạt động xây dựng, góp phần phát triển ngành xây dựng Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành lấy biểu quyết về Nghị quyết kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020. Tổng số đại biểu tham gia 430, đạt 89,03%; trong đó có 426 đại biểu tán thành, đạt 88,02%. Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết là: tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi. Đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn…

 Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 1 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 cho người chơi may mắn đến từ Hàn Quốc.

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top