Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Chủ nhật, 07:52 02/10/2016 | Dân số và phát triển

Mặc dù các ngành chức năng đã có rất nhiều những giải pháp nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) vẫn chưa được kiểm soát, lan rộng từ nông thôn tới thành thị và tập trung chủ yếu ở miền bắc, cao nhất là tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Nếu cứ để tình trạng này diễn ra sẽ dẫn đến những hệ lụy rất lớn.

“Càng chống càng tăng”?

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), trong mười năm qua (2006-2016), tỷ lệ MCBGTKS tăng dần từ 105, 106 và có lúc lên đến 130 bé trai/100 bé gái. Cứ duy trì tình trạng này thì chỉ trong thời gian ngắn nước ta sẽ dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam thanh niên. Năm 2009, kết quả tổng điều tra dân số cho thấy tỷ lệ chênh lệch giới tính là 110,5 bé trai/100 bé gái và chưa có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thì tỷ lệ chênh lệch giới tính ở nông thôn cao hơn thành thị rất nhiều và tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý, tỷ lệ MCBGTKS tăng cũng do áp lực văn hóa vùng miền còn in đậm trong từng nếp nhà, nếp nghĩ của người dân vùng Bắc Bộ… cùng với việc được tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến trong việc lựa chọn giới tính thai nhi đã dẫn đến việc chọn lựa giới tính một cách dễ dàng… Vô hình trung, những điều này đã làm cho sự chênh lệch giới tính ngày một tăng.

Trong nhiều chuyến công tác tại các địa phương tìm hiểu về tình hình MCBGTKS chúng tôi được biết công tác tuyên truyền, xử phạt cũng đều được thực hiện, nhưng rất nhiều người dân vẫn cho rằng phải cố bằng được con trai. Khi cộng tác viên dân số đến tuyên truyền, không ít người bỗ bã “cự” lại: nhà anh chị có con trai rồi nên nói hay được, lúc gia đình có việc không có con trai gánh vác, anh chị có đến gánh vác cho gia đình tôi được không? Mỗi lần đi ăn giỗ, chỉ vì đẻ toàn con gái, cho nên chúng tôi là cha, là ông mà toàn phải ngồi mâm dưới, lại còn bị “nói mát”. Thậm chí có vị cao niên trong họ còn mắng là nhà mày là đồ không biết đẻ, toàn gái như thế lúc nào mà ngẩng đầu lên được… Cho nên kiểu gì cũng phải cố ra con trai thì thôi.

Chị Trần Thị Tuyết, một cộng tác viên dân số ở huyện Chí Linh (Hải Dương) cho rằng: Người dân nơi đây biết cả đấy, vì bây giờ công tác truyền thông dân số vào tận bản, làng, đến những vùng xa xôi hẻo lánh nhất, nói gì đến cái nơi gần phố thị như thế này. Nhưng để thay đổi được tư duy của người dân nơi đây không phải một sớm, một chiều là làm được.

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số, MCBGTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất và cao nhất ở lần sinh thứ ba. Lần sinh thứ nhất: 109,7/100; lần hai: 11,9/100 và lần thứ ba cao vượt trội: 119,7/100. Theo điều tra, tỷ số giới tính khi sinh cao ngay ở lần sinh thứ nhất cho thấy khát vọng có con trai là rất mãnh liệt và các cặp vợ chồng đã lựa chọn giới tính ngay lần sinh đầu tiên. Gần 83% số phụ nữ ở thành phố biết giới tính con trước sinh, tỷ lệ này ở nông thôn cũng là gần 75%. Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ phụ nữ mong muốn sinh con trai chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước (38%).

Theo Phó Tổng cục trưởng Dân số Hồ Chí Hùng, MCBGTKS chủ yếu là do phong tục tập quán, tư tưởng Nho giáo phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tiềm thức người dân. Bất bình đẳng giới còn tồn tại trong cả ý thức lẫn hành động của một bộ phận người dân. Chế độ gia tộc phụ hệ truyền thống, con mang họ cha, con trai mới được nối dõi tông đường, mới được vào nơi thờ tự, khi chết, con trai là người chống gậy, hương khói thờ cúng… Bản thân người phụ nữ cũng bị rất nhiều sức ép từ chồng, bố mẹ chồng, dòng họ khi chỉ đẻ được con gái, cho nên bằng mọi cách, mọi phương tiện kỹ thuật để sinh bằng được con trai cho yên cửa, yên nhà. Do chế độ an sinh chưa bảo đảm, hiện nay phần lớn dân số sống ở nông thôn không có lương hưu bảo đảm tuổi già, họ cần có con trai để phụng dưỡng chăm sóc…

Cần có những giải pháp triệt để

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, những biện pháp nhằm giảm sự gia tăng tỷ lệ MCBGTKS triển khai thời gian vừa qua đáng được ghi nhận nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Các biện pháp can thiệp mới chú trọng về kỹ thuật, cấm siêu âm, chẩn đoán giới tính, cấm phá thai lựa chọn giới tính… nhưng tính khả thi không cao. Biện pháp căn bản, tận gốc, cốt lõi là thay đổi được tư duy của người dân.

Cần tăng cường, nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục và vận động nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi đến từng người dân. Đẩy mạnh và duy trì các hoạt động tuyên truyền vận động, cung cấp thông tin nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền; sự ủng hộ và tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín ở cộng đồng trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng MCBGTKS. Ở các tỉnh, thành phố, tuyên truyền mạnh hơn nữa để người dân hiểu hậu quả của vấn đề chênh lệch giới tính sẽ ảnh hưởng đến chính gia đình mình như thế nào. Thực hiện chặt chẽ các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về sự lựa chọn giới tính tại các câu lạc bộ gia đình, các buổi họp khu phố; nhất là các cấp phụ huynh, ông bà nhằm thay đổi những tư tưởng cổ hủ của người cao tuổi khi nhận thức về vấn đề phải sinh con trai.

Bên cạnh đó, cần tuyên dương, khen thưởng những gia đình sinh con một bề là gái có thành tích học tập cao. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các trung tâm y tế công lập, các phòng khám y tế tư nhân trên địa bàn nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi. Hiện nay, các phòng y tế tư nhân vẫn tự do thông báo cho thai phụ khi họ siêu âm để biết giới tính. Vấn đề này, cũng một phần do xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, nên chăng khi vi phạm cần xử phạt nặng hơn như tịch thu giấy phép hành nghề, đóng cửa phòng khám.

Sau khoảng mười năm triển khai các biện pháp ngăn chặn nhưng tình trạng MCBGTKS đến thời điểm này có chiều hướng ngày càng tăng. Đã đến lúc cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền để tìm ra các giải pháp một cách triệt để, quyết liệt hơn. Biến lời nói thành hành động để bức tranh MCBGTKS về lại thế cân bằng.

Theo Nhân dân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top