Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Không thể coi nước sạch là mặt hàng thương mại'

Thứ bảy, 20:15 19/10/2019 | Xã hội

Ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội cấp nước Việt Nam trả lời VnExpress về những vấn đề liên quan đến an toàn nguồn nước sạch của TP Hà Nội.

Ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội cấp nước Việt Nam trả lời về những vấn đề liên quan đến an toàn nguồn nước sạch của TP Hà Nội.

- Ông đánh giá thế nào về cách làm của Công ty nước sạch sông Đà sau khi phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm dầu thải? 

- Tôi rất ngạc nhiên vì cách xử lý sự cố của nhà máy nước Sông Đà. Có thể do không hiểu hết đặc tính của dầu thải, hoặc do thiếu bình tĩnh nên họ vẫn cho vận hành hệ thống, không báo cáo kịp thời về thành phố, mặt khác lại tăng lượng Clo khử trùng. Đó là những việc làm thiếu suy nghĩ, làm cho ô nhiễm dầu thâm nhập sâu hơn vào toàn bộ hệ thống dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như chúng ta đã thấy. Chất trong dầu thải là chất độc, khi dầu thải hòa vào nước trong đường ống việc tẩy rửa không thể hết trong một vài ngày.

Điều đó cho thấy những người điều hành nhà máy nước này không có trách nhiệm, thiếu hiểu biết.

Không thể coi nước sạch là mặt hàng thương mại - Ảnh 2.

Ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội cấp nước Việt Nam. Ảnh: Anh Duy.

Tiêu chuẩn đầu tiên của nước sạch là khi quan sát trực quan, nước phải bảo đảm không mầu, không mùi, không vị. Họ vẫn khăng khăng nói rằng "nếu bảo nước ô nhiễm thì chứng cứ đâu...", trong khi hàng trăm nghìn người dân ngửi thấy nước có mùi khét. Trình độ nhận thức, cũng như đạo đức nghề nghiệp của những người đảm nhiệm một dịch vụ quan trọng của xã hội như vậy không thể chấp nhận được.

Tôi cũng ngỡ ngàng vì việc quản lý nguồn nước gần hồ chứa nước rất lỏng lẻo. Tôi còn biết xung quanh hồ chứa còn có nghĩa trang, rác thải, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước. Lãnh đạo thành phố cũng rất lúng túng, chậm xử lý, để dân dùng nước bẩn nhiều ngày rồi mới đưa ra khuyến cáo.

Giải pháp hiện nay là nhà máy phải kiểm tra toàn bộ các bộ lọc, thay hết vật liệu lọc và cọ rửa bể chứa, súc rửa đường ống, xử lý dầu đọng dưới đáy bể. Đồng thời, phải khảo sát toàn bộ hồ chứa nước để có giải pháp đồng bộ, xử lý và đảm bảo không có dầu đọng xuống hồ.

- Theo ông, nhà máy nước sông Đà cần phải làm gì để ngăn chặn những sự cố ô nhiễm tương tự?

- Hà Nội hiện nay sản xuất nước sạch từ ba nguồn chính là nước ngầm, nước mặt sông Đà và nước mặt sông Đuống. So với sông Đuống, chất lượng nước mặt sông Đà tốt hơn vì đi qua nhiều đồi núi, song quan trọng nhất là điểm lấy nước. Lấy nước tại mương hở thì phải tính đến ô nhiễm, hồ Đầm Bài hiện nay có ba dòng suối và nhiều hệ thống thải chảy vào. Hệ thống thu nước ở hồ Đầm Bài phải tách riêng với các dòng suối nhỏ khác. Đây là vấn đề bất cập, có thể do tốn kém lên người ta không thực hiện việc ngăn dòng. Do đó, nguồn ô nhiễm nước từ chất thải nông nghiệp, công nghiệp rất dễ xảy ra.

Không thể coi nước sạch là mặt hàng thương mại - Ảnh 3.

Người dân khu chung cư HH Linh Đàm xếp hàng lấy nước sạch từ xe tec, chiều 16/10. Ảnh: Giang Huy.

Về tương lai, nhà máy nước sông Đà phải giải quyết được hệ thống thu nước và có hồ điều hòa riêng để việc cấp nước được ổn định. Tuy vậy, nước mặt vẫn là nguồn có nguy cơ mất an toàn cao. Nước mặt dễ bị ô nhiễm hơn trong khi các hệ thống xử lý nước mặt hiện nay không thể xử lý được hết các chất hòa tan.

- Ông nhận thấy việc sản xuất và phân phối nước của Hà Nội đang gặp những bất cập gì?

- Vấn đề an toàn cấp nước hiện nay của Hà Nội chứa đựng nhiều rủi ro. Điều dễ thấy, những sự cố vừa qua trong hệ thống cấp nước của Hà Nội không phải do ô nhiễm nguồn nước ngầm hay nước mặt mà hoàn toàn do con người tạo nên như sử dụng vật liệu đường ống kém chất lượng, do vô ý thức (đổ dầu thải vào nguồn nước) hoặc quản lý kém, không biết cách xử lý khi xảy ra sự cố như đã nêu trên.

Các nước rất coi trọng an ninh nhà máy nước, ở Hà Nội việc bảo vệ nguồn nước chưa thống nhất. Khác với nhiều thành phố, hiện nay Hà Nội quản lý cấp nước theo kiểu phân mảnh với quá nhiều công ty đảm nhiệm nên nếu sự cố xảy ra, hệ thống cấp nước của công ty này không thể cấp được sang mạng lưới của đơn vị khác. Khi tư nhân tham gia sản xuất nước họ sẽ chạy theo lợi nhuận và không chịu đầu tư đổi mới công nghệ hay bảo vệ nguồn nước.

Cách làm này của Hà Nội không phù hợp với một đô thị phát triển. Ví dụ, TP HCM tập trung dịch vụ cấp nước chính cho Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco), đơn vị này sử dụng nguồn từ các nhà máy của mình và ký hợp đồng mua nước từ các nhà sản xuất khác để phân phối cho toàn thành phố. Chủ động trong đầu tư phát triển mạng lưới để cung cấp nước cho dân và các đơn vị khác. Nhiều thành phố khác trong nước và nước ngoài cũng theo mô hình này vì có lợi cho cả quản lý cũng như người tiêu dùng.

- Sau sự việc ô nhiễm nước, ông có thể đưa ra bài học nào cho Hà Nội? 

- Theo tôi Hà Nội cũng nên tập trung lĩnh vực phân phối nước sạch vào một đầu mối còn sản xuất nước có thể nhiều thành phần đầu tư xây dựng và cung cấp nước thông qua đơn vị phân phối bằng các hợp đồng chặt chẽ bảo đảm các yếu tố cho nước sạch đô thị và đúng quy chuẩn nhà nước đã ban hành.

Hà Nội cần quản lý tập trung dịch vụ cấp nước cho một đơn vị sẽ có biện pháp như hệ thống mạng vòng, đối phó khi có sự cố xảy ra. Đối với các đơn vị  thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cần xem xét từ hệ thống thu, truyền dẫn bằng máy móc thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn ngành nước. Các nhà máy phải ổn định cấp 24/24, chất lượng, áp suất đảm bảo, ký hợp đồng ràng buộc chặt chẽ.

Nước ngầm cũng đối mặt với các nguy cơ như cạn kiệt và bị biến dạng. Hà Nội đang xây nhiều chung cư, đóng cọc sâu làm biến dạng mạch nước ngầm và làm giảm mức nước. Hà Nội không thể bỏ phí hệ thống nước ngầm hơn 1 triệu m3, phải có biện pháp duy trì, dự trữ, coi là nguồn chiến lược của mình.

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu, phải là dịch vụ công ích, không được coi là mặt hàng thương mại. Nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người về lâu dài. Có những gia đình nghèo không có tiền mua nước thì nhà nước phải cấp miễn phí. Nếu doanh nghiệp quản lý, họ sẽ chỉ tính đến lợi nhuận, không có việc hỗ trợ người nghèo.

Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy mẫu, xét nghiệm vào ngày 11/10, dự kiến có kết quả sau bảy ngày.

Ngày 14/10, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình), sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Sự việc được một số cán bộ công ty phát hiện từ sáng 9/10, nhưng không báo cáo nào với cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm.

Ngày 15/10, gần một tuần sau tình trạng trên, Hà Nội họp báo cho biết nước bị nhiễm độc và đưa ra khuyến cáo "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".

Ngày 17/10, công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 36 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 40 phút trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 40 phút trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 49 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Top