Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không thể chủ quan với sốt xuất huyết

Thứ năm, 19:00 12/04/2018 | Y tế

GiadinhNet - Hơn 3 tháng, cả nước có khoảng 14.100 ca mắc sốt xuất huyết, 3 ca tử vong ở Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau. Vùng dịch hiện đang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam. Các chuyên gia nhận định, dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống.


Cán bộ y tế dự phòng Hà Nội phun thuốc diệt muỗi tại nhà dân.     Ảnh: TL

Cán bộ y tế dự phòng Hà Nội phun thuốc diệt muỗi tại nhà dân. Ảnh: TL

Nữ sinh 15 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 759 trường hợp mắc sốt xuất huyết, nâng số ca mắc của cả nước từ đầu năm đến nay lên tới gần 14.100 ca. Trường hợp tử vong mới nhất là bệnh nhân Trần Thị Huỳnh Như, 15 tuổi (khóm 9, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).

Trước đó, khoảng 15h 10 phút ngày 29/3, bệnh nhân Như nhập viện cấp cứu ở Bệnh viện huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) và được chẩn đoán nhiễm siêu vi chưa rõ nguyên nhân. 2 ngày sau, bệnh nhân chuyển nặng, chẩn đoán bị sốc do sốt xuất huyết. Bệnh nhân tử vong vào chiều 31/3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau với chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng, theo dõi nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu, theo dõi xuất huyết não giảm tiểu cầu, suy hô hấp, chưa loại trừ nguyên nhân sốt xuất huyết biến chứng…

Tại Hà Nội, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong tuần ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Lũy tích năm 2018, Thủ đô có 71 trường hợp mắc, giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (456 trường hợp) và không có tử vong. Tại các bệnh viện chuyên về truyền nhiễm như BVĐK Đống Đa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận lác đác một vài trường hợp đến khám vì những triệu chứng sốt xuất huyết, chưa ghi nhận trường hợp nặng.

Các chuyên gia nhận định, các khu vực mắc sốt xuất huyết hiện đang tập trung ở khu vực phía Nam. Trong tuần qua, duy nhất tỉnh Bình Dương ghi nhận số mắc tăng so với tuần trước (tăng 6 trường hợp mắc). Tại TP HCM, báo cáo mới nhất ngày 11/4 của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy, trong tuần, có 97 ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện, nâng số ca nhập viện vì bệnh này từ đầu năm 2018 đến nay lên 3.119 ca. 4 tuần trước, trung bình mỗi tuần thành phố đông dân nhất cả nước này tiếp nhận tới gần 200 ca nhập viện vì sốt xuất huyết. Năm 2018, TP HCM đã ghi nhận 1 ca mắc virus Zika.

Ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sốt xuất huyết liên tục gia tăng về phạm vi và số lượng người mắc bệnh qua từng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất và là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cầu. Hiện bệnh lưu hành tại 128 quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh. Năm 2017, số mắc/100.000 dân tại nhiều nước khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á ở mức rất cao như: Peru (195), Nicaragua (199), Argentina (121), Brazil (171), Ecuador (49), Malaysia (141), Philippines (33), Lào (30), Singapore (20). Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết đã giảm trong những năm gần đây, có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực. Tuy vậy, hàng năm ghi nhận trung bình 50.000 - 100.000 trường hợp mắc, 50 -100 trường hợp tử vong.

Dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp

Phát biểu tại một hội nghị về phòng chống dịch bệnh mùa hè cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, việc huy động cộng đồng và sự vào cuộc của chính quyền các cấp đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Mặc dù từ đầu năm đến nay chưa xảy ra dịch bệnh nguy hiểm bùng phát, nhưng vẫn lo ngại nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết mà vụ dịch năm ngoái xảy ra tại Hà Nội là một bài học. Do đó, đối với một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, dịch bệnh mùa hè, cần đánh giá tình hình, đưa ra dự báo chính xác nhất.

Cục Y tế dự phòng dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống do: Tình hình sốt xuất huyết tại nhiều nước trong khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Di biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý,... tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy khó xử lý.

Ông Tấn phân tích thêm, thời gian tới, với khí hậu mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền phát triển mạnh. Trong khi đó, tập quán tích trữ nước của người dân chưa thay đổi đáng kể so với trước đây. Điều kiện vệ sinh, môi trường phức tạp bất lợi, tăng số lượng và chủng loại các dụng cụ chứa nước là nơi sinh sản muỗi truyền bệnh. Sự phối hợp của người dân với cán bộ y tế chưa cao trong công tác loại bỏ các ổ loăng quăng/bọ gậy, phun diệt muỗi xử lý ổ dịch. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine dự phòng chưa được sử dụng nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Khuyến cáo của Bộ Y tế

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3 .Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

5. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

6. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

7. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

8. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

9. Khi có dấu hiệu bất thường nghi nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 1 ngày trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Top