Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không chỉ dùng nấu canh chua, quả khế còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người biết đến

Thứ tư, 18:59 27/07/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Có nhiều cách sử dụng và chế biến khế chua như: Ăn sống, nấu canh, làm gỏi, ép nước uống, làm siro, làm mứt... Bên cạnh đó, đây còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Từ vụ 2 anh em suy thận cấp do dùng vitamin D sai cách: Đừng bổ sung vitamin D cho con theo cách này mà biến thuốc bổ thành thuốc độcTừ vụ 2 anh em suy thận cấp do dùng vitamin D sai cách: Đừng bổ sung vitamin D cho con theo cách này mà biến thuốc bổ thành thuốc độc

GiadinhNet – Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Khế chua là loại trái cây quen thuộc trong mùa hè. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả khế không chỉ có hàm lượng calo thấp mà còn là nguồn cung cấp vitamin C và vitamin B dồi dào. Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm.

Trong Đông y, quả khế có khả năng thanh nhiệt, giúp cân bằng cơ thể, giảm bớt các triệu chứng như khát nước mạn tính, táo bón, nhức đầu, lở mồm và ợ nóng, làm sáng mắt... cùng nhiều công dụng khác.

Không chỉ dùng nấu canh chua, quả khế còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người biết đến - Ảnh 2.

Khế có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Một số công dụng chính từ quả khế:

Tăng khả năng miễn dịch

Khế chua rất giàu vitamin C, ăn một quả khế có thể cung cấp khoảng 50% lượng vitamin C cho cơ thể, bằng với các loại trái cây như cam, chanh.

Vitamin C có trong khế giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ điều trị các bệnh cảm lạnh thông thường. Đồng thời, nhờ vào hàm lượng vitamin C cao, khế có thể ngăn ngừa các bệnh sốt rét, viêm phổi và nhiễm trùng tiêu chảy.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Quả khế là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng chống lại các gốc tự do và tăng cường sức khỏe. Chất chống oxy hóa có trong khế rất tốt trong việc điều trị các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Giảm cholesterol

Mặc dù cholesterol rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng nếu quá nhiều có thể gây tích tụ trong máu, làm cứng động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chất xơ có trong khế có thể giảm mức cholesterol xấu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hỗ trợ giảm đau

Quả khế chứa magie có thể giúp giảm đau hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các chế độ ăn giàu magie không chỉ giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng mà còn giúp giảm đau khớp và chuột rút.

Không chỉ dùng nấu canh chua, quả khế còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người biết đến - Ảnh 3.

Tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Quả khế là loại thực phẩm giàu chất xơ, có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Chất xơ có khả năng tăng cường sức khỏe của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, giúp điều trị và ngăn ngừa các tình trạng như viêm túi thừa, bệnh trĩ, loét ruột và trào ngược axit. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào của khế còn rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh táo bón.

Cải thiện các vấn đề về da

Eczema hay bệnh chàm là do sự kết hợp của các yếu tố như chức năng bất thường của hệ thống miễn dịch, da khô và vi khuẩn trên da. Tất cả những điều này có thể được cải thiện bằng cách ăn khế. Bởi khế sở hữu đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm có thể ngăn ngừa các bệnh ngoài da. 

Lưu ý khi ăn khế

Không ăn khế khi mắc các bệnh về thận

Quả khế cũng như các giống quả chua khác nhau đều chứa hàm lượng oxalat cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số đối tượng thận yếu. Tiêu thụ khế số lượng lớn cũng có liên quan đến tổn thương thận trong một số trường hợp.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, ăn khế có thể gây độc thần kinh ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính. Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề về thận nào, tốt nhất là không nên ăn loại trái cây này.

Không ăn sau khi uống thuốc

Trong quả khế có một số thành phần có thể làm biến đổi hiệu lực của thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn, các loại thuốc như thuốc chống tăng mỡ máu statin không thích hợp khi dùng chung với khế. 

Không ăn khế chua khi đói

Khế có chứa lượng axit cao, do đó, người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn. Đặc biệt, không nên ăn khế khi bụng đói, vì lượng axit của khế kết hợp với axit tiết ra trong dạ dày sẽ làm dạ dày khó chịu cồn cào và nóng rát.

Một số bài thuốc đông y từ khế:

- Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1 - 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

- Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.

- Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần, không uống vào lúc no quá hay đói quá. Dùng liền 3 ngày.


Anh Khôi (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 23 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Top