Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi các ông chồng trở thành…bà đỡ “bất đắc dĩ”

Thứ ba, 08:00 24/05/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sinh đẻ tại nhà, mẹ chồng, mẹ đẻ, thậm chí là các đấng mày râu cũng trở thành những bà đỡ “bất đắc dĩ” không phải là chuyện lạ ở các bản miền núi vùng sâu, vùng xa tại Nghệ An. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho hệ thống y tế cơ sở trong việc giảm thiểu tỷ lệ tai biến sản khoa và tử vong bà mẹ, trẻ em.


Anh Sồng Bá Chày và đứa con trai do anh đỡ đẻ tại nhà. Ảnh: N.Mai

Anh Sồng Bá Chày và đứa con trai do anh đỡ đẻ tại nhà. Ảnh: N.Mai

Sinh trên rẫy, đẻ tại nhà

Cách trung tâm thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) chừng 3km, chúng tôi tìm đến Trạm Y tế xã Tà Cạ, một trong những địa phương khó khăn trong vùng. Mất gần 30 phút để vượt qua quãng đường lầy lội, khúc khuỷu, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là trạm y tế này khá vắng vẻ. Theo số liệu thống kê, tại trạm hiện có 6 nữ cán bộ, số lượng phòng ban, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh được trang bị khá đầy đủ. Tuy nhiên thực tế, lượng bệnh nhân đến trạm khám bệnh chưa tương xứng với cơ sở hiện tại.

Chia sẻ về vấn đề này, các cán bộ y tế cho biết, xã Tà Cạ có 11 thôn, trong đó có nhiều thôn đặc biệt khó khăn. Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc Khơ Mú, Mông, Thái và Kinh. Trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, nhiều nơi vẫn còn tồn tại quan niệm sinh đẻ tuân theo quy luật tự nhiên - tức là đẻ tại nhà, thậm chí là tại nương rẫy. Khi đó, các bà, các mẹ thậm chí cả những ông chồng sẽ trở thành những bà đỡ cho sản phụ. Hơn nữa, đường đi lại còn nhiều khó khăn, để đi từ thôn xa nhất đến trạm y tế xã cũng mất cả một ngày đường. Do đó, tỷ lệ người dân đến khám thai và đẻ tại trạm khá thấp. Tính từ đầu năm, chỉ có vỏn vẹn 3 ca sản phụ sinh tại trạm.

Để hiểu rõ hơn về việc sinh đẻ tại nhà, chúng tôi được chị Vi Thị Phương (cán bộ y tế thôn bản tại Bản Cánh, xã Tà Cạ) dẫn đến “mục sở thị” một số hộ dân trong bản. Sống cách trạm y tế xã chừng 500m, chị V.T.M cho hay, chị đang mang thai đứa con thứ hai, con trai đầu năm nay lên 7 tuổi. Trước đây, con trai của vợ chồng chị được sinh tại nhà và do mẹ chồng trực tiếp đỡ đẻ. Khi được hỏi, tại sao không sinh con tại trạm y tế, chị M cười: “Từ trước đến nay thấy mọi người đều đẻ tại nhà nên mình cũng thế thôi. Các con cũng đều khỏe mạnh nên mình cũng yên tâm đẻ tại nhà" (?!). Tuy nhiên, theo chị M, lần đó chị sinh khó, mẹ chồng và chồng chị được một phen hú vía, tưởng chừng như không thể cứu được cháu bé. Rất may, có sự hỗ trợ kịp thời của nữ hộ sinh trạm y tế xã nên hai mẹ con chị M mới tai qua nạn khỏi. Đề cập đến kế hoạch sinh đứa con thứ hai, chị M đáp: “Như lần trước, tôi sợ lắm. Lần này sẽ sinh tại trạm y tế cho an toàn”.

Chúng tôi tiếp tục vượt quãng đường hơn 20km đường núi tới Trạm Y tế xã Nậm Cắn (xã giáp ranh với nước bạn Lào), các nhân viên y tế ở đây ngậm ngùi: “Đồng bào ở đây còn lạc hậu lắm. Họ cứ ở tít trên nương, trên rẫy, có nơi đi nửa ngày mới về tới nhà nên nhiều trường hợp sinh con khi nào mình cũng không hay. Chỉ khi nào gặp tai biến, họ mới đến trạm y tế hoặc đến bệnh viện. Nói chung, còn nhiều nan giải lắm”.

Khi cánh mày râu “xắn tay” làm bà đỡ!

Chị Ma Thị Kun cùng đứa con thứ 3 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn. Ảnh: N.Mai
Chị Ma Thị Kun cùng đứa con thứ 3 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn. Ảnh: N.Mai

Đối với nhiều người, chuyện mẹ chồng, mẹ đẻ hay các bà mụ vườn đỡ đẻ cho các sản phụ đã là chuyện lạ. Thế nhưng, tại các bản vùng sâu vùng xa của huyện Kỳ Sơn, câu chuyện còn ly kỳ hơn khi các “đấng phu quân” cũng sẵn sàng xắn tay vào đỡ đẻ cho vợ và coi đó là chuyện hết sức bình thường.

Anh Sồng Bá Chày (xã Na Ngoi) là một trong những người đàn ông như thế. Sinh năm 1986 nhưng đến thời điểm hiện tại, anh Chày đã là bố của ba con nhỏ. Con trai vừa tròn 2 tuổi, vợ chồng anh lại chào đón thêm hai cô con gái sinh đôi vừa sinh chưa đầy một tuần.

Đang chăm con trai bị viêm phổi phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, anh Chày cho biết, vợ chồng anh phải vượt quãng đường 70km đường rừng để đưa con đi chữa bệnh. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chủ yếu làm nương, làm rẫy để duy trì cuộc sống. Trước khi đưa con đi viện, vợ chồng anh phải bán mấy con lợn để lấy kinh phí đi đường và sinh hoạt. Vợ anh đang mang bầu tháng thứ 9 và đã sinh con hai cô con gái tại viện khi đang chăm con trai ốm tại đây.

“Lúc đầu cũng không có ý định sinh con tại bệnh viện. Vẫn tính là sinh ở nhà như hai lần trước. Thế nhưng, lên đây (Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn – PV), cô ấy bị đau nên các bác sĩ đỡ đẻ luôn. Lúc sinh đôi, tôi cũng bất ngờ, không nghĩ là có thêm hai đứa con gái nữa”, anh Sồng Bá Chày chia sẻ.

Nói về con đầu do chính tay mình tự đỡ, anh Chày cười bảo: “Từ trước đến giờ ở chỗ tôi, các anh em cũng đều đỡ đẻ cho vợ. Mình phải thích nghi với hoàn cảnh thôi. Ví dụ lúc trên nương, trên rẫy, có mỗi hai vợ chồng mà vợ đau đẻ, mình không đỡ cho vợ thì biết gọi ai”.

Không chỉ anh Sồng Bá Chày đỡ đẻ cho vợ, chị Ma Thị Kun (dân tộc Khơ Mú) cũng là người được chính “đức phu quân” đỡ đẻ tại nhà. Chị Kun cho biết, các con của chị đều do chồng chị đỡ và may mắn là đều “trót lọt”. Khi được hỏi, nếu chẳng may có tai biến trong lúc sinh con thì tính thế nào, chị Kun lắc đầu bảo: “Cũng không biết nữa. Khi ấy tính sau”.

Sinh nở tại nhà tiềm ẩn nguy hiểm

Được tuyên truyền, nhiều phụ nữ ở vùng cao đã ý thức được việc khám thai định kỳ hay chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhưng ở vùng sâu, vùng xa, do việc tiếp cận với các dịch vụ sinh sản còn hạn chế, nên nhiều phụ nữ vẫn sinh con tại nhà, trong khi việc sinh nở tại nhà luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nguy cơ tai biến cao.

(còn nữa)

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Top