Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi các bà mẹ được học cách chăm sóc trẻ

Thứ bảy, 07:00 10/09/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Dự án “Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện” (Dự án AP3) đang được triển khai tại 2 huyện Thới Bình và U Minh, tỉnh Cà Mau. Ðến nay, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại 2 huyện này đã có chuyển biến tích cực.

Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, chất lượng dịch vụ được cải thiện, nhờ đó người dân đã được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Ảnh: P.V
Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, chất lượng dịch vụ được cải thiện, nhờ đó người dân đã được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Ảnh: P.V

Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai được nâng lên

Bác sĩ Võ Phi Ấu, Phó Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau cho biết: “Chúng tôi tiến hành đào tạo, tập huấn cho tất cả nhân viên y tế làm chương trình của huyện U Minh và Thới Bình về chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc hồi sức cơ bản ngay sau sinh. Triển khai phòng đơn nguyên sơ sinh để điều trị những bệnh lý sơ sinh cơ bản. Ðồng thời, huấn luyện cho nhân viên y tế về chuyển viện an toàn sơ sinh, nếu có trường hợp bệnh nặng quá khả năng điều trị tại phòng đơn nguyên thì chuyển lên đơn vị trên kịp thời”.

Từ khi dự án được triển khai đến nay, đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản từ kiến thức đến thực hành, ý thức của người dân đã có chuyển biến rõ nét. Nhờ đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe cho những bà mẹ mang thai dần được nâng lên.

Bác sĩ Phạm Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình cho biết: “Khi dự án được triển khai trong toàn huyện, ý thức của người dân tăng lên rõ rệt. Qua các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai, cụ thể là bà mẹ mang thai trên địa bàn huyện, đã đến đăng ký khám thai nhiều hơn, theo dõi thai định kỳ đều đặn hơn”.

Ðối với nhân viên làm chương trình tuyến huyện, xã, sẽ được đào tạo sâu về lý thuyết và thực hành với hình thức cầm tay chỉ việc. Trong quá trình triển khai thực hiện được sự giám sát, hỗ trợ từ giảng viên tuyến tỉnh, huyện. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những sai sót để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh tại địa phương. Bên cạnh đó, dự án đã đầu tư trang thiết bị hiện đại tại phòng đơn nguyên sơ sinh như: Máy thông khí áp lực dung, đèn chiếu vàng da và máy hút đàm, nhớt. Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh đã có những chuyển biến tích cực.

Nâng cao kiến thức cho người dân

Bác sĩ Dương Kim Dân, Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện U Minh cho biết: “Dự án AP3 triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả. Chúng tôi được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật và được đầu tư trang thiết bị tại phòng đơn nguyên sơ sinh. Từ đó, lượng bệnh điều trị tại đây tăng lên, đối với một số bệnh như: Nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp, bệnh vàng da sau sinh, được điều trị khỏi mà không cần phải chuyển lên tuyến trên”.Ngành Y tế đã tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh cho những bà mẹ đang mang thai và bà mẹ sau khi sinh. Ðối với những bà mẹ sinh con lần đầu tiên, đây là những kiến thức quan trọng giúp họ chăm sóc sức khỏe cho con mình tốt hơn.

Chị Trần Thị Kiều My, ở Ấp 7, xã Khánh Hòa, huyện U Minh cho biết: “Khi mang thai lần đầu tiên tôi rất lo lắng, không biết trước sinh mình sao, rồi sau khi sinh mình chăm sóc con như thế nào. Khi đến trạm y tế được nhân viên y tế tư vấn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, các chị cũng tư vấn nhận biết các dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho trẻ”.

Chị Huỳnh Ngọc Thích, ở xã Tắc Vân, TP Cà Mau cho biết: “Tôi thấy những buổi nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh rất hữu ích. Các bà mẹ biết được cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa hay vệ sinh rốn, được tìm hiểu những vấn đề trước khi làm mẹ mà mình không biết. Tôi cũng mong muốn có được nhiều buổi nói chuyện chuyên đề như thế này, để những người mới lần đầu tiên làm mẹ sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức để chăm sóc trẻ được tốt hơn”.

Từ khi Dự án AP3 triển khai thực hiện, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh dần được nâng lên. Người dân được tư vấn sức khỏe tại nhà, được chăm sóc chu đáo tại cơ sở y tế. Ðây là niềm vui lớn đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ được cải thiện và người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Ðây là mục tiêu cơ bản mà dự án muốn đạt được, từ đó sẽ nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Cà Mau trong thời gian tới.

Bác sĩ Trương Minh Kiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau cho biết: “Hiện nay dự án đã cung cấp trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Y tế và đã được triển khai hoạt động rất hiệu quả tại các phòng đơn nguyên sơ sinh. Chúng tôi đã đào tạo cho nhân viên y tế 2 huyện U Minh, Thới Bình và Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau được 2 ê-kíp, mỗi ê-kíp gồm 1 bác sĩ, 4 điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Ðồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ trong vòng 3 tháng, dạng cầm tay chỉ việc. Hiện nay, các nhân viên này về thực hành tại cơ sở đã thành thạo và hoạt động rất ổn định. Ðối với tuyến xã, chúng tôi đã đào tạo về cấp cứu sơ sinh cho 20 xã, mỗi xã 2 nữ hộ sinh. Ðồng thời, đào tạo cho các bác sĩ tại các trạm y tế để kịp thời hỗ trợ cho các nữ hộ sinh khi có trường hợp cấp cứu sơ sinh”.

Minh Khang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 42 phút trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top