Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bị chó cắn, cần phải làm gì?

Thứ năm, 08:24 08/03/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chỉ trong vòng hơn một tháng, tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) đã tiếp nhận tới 3 trường hợp bị chó cắn, nhập viện trong tình trạng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng. Chỉ 1-2 ngày sau, cả 3 bệnh nhân đều xin ra viện vì diễn tiến dại lên cơn quá nặng.


Ngay sau khi bị chó cắn cần đi tiêm phòng dại. Ảnh minh hoạ

Ngay sau khi bị chó cắn cần đi tiêm phòng dại. Ảnh minh hoạ

Mất mạng vì chữa muộn

Giữa tháng 1/2018, bệnh nhân D.T.V (60 tuổi, ở Nghi Lộc, Nghệ An) được chuyển từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tới Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) trong tình trạng sợ nước, sợ gió, đau vùng cổ tay bên trái, kích thích nhiều.

Khai thác bệnh sử từ người nhà cho biết, cách thời điểm vào viện khoảng 40 ngày, bà V bị chó nhà cắn vào cổ tay bên trái, nhưng bà không đi tiêm phòng dại mà dùng thuốc bốc được từ lang vườn để chữa vết chó cắn. Hơn một tháng sau đó, bà có biểu hiện sốt, mệt mỏi, có nhiều cơn rét run trong ngày, sợ nước, sợ gió… Sau khi được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm dựa vào lâm sàng, xét nghiệm nước bọt, dịch não tủy, lấy da vùng chân tóc… bệnh nhân được xác định mắc virus dại. Chỉ 1-2 ngày sau vào viện, tình trạng kích thích, hoảng loạn tăng dần, gia đình đã xin cho bệnh nhân ra viện về nhà.

Một nữ bệnh nhân khác là bà T.T.H (44 tuổi, ở Sơn Dương, Tuyên Quang). Bà H bị chó thả rông không rọ mõm trong khu dân cư (không rõ của gia đình nào) cắn vào tay phải. Cũng giống như bà V, sau khi bị chó cắn, bà H không tiêm phòng. Sau 2 tháng, bệnh nhân xuất hiện cơn dại, chuyển viện Nhiệt đới cấp cứu.

Bệnh nhân thứ 3 là chị L.T.H (32 tuổi, ở Tân Yên, Bắc Giang). Được biết, gia đình bệnh nhân làm nghề thịt chó. Khi chị H vào chuồng bắt chó thì bị chó khác trong chuồng cắn vào chân, ngày hôm sau, con chó cắn người bị thịt, chị H cũng không đi tiêm phòng. 40 ngày sau, chị xuất hiện cơn dại.

“Tất cả bệnh nhân bị khi vào viện đều trong trạng thái sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, kích thích, hoảng loạn lo sợ, diễn tiến dại tăng nhanh. 100% bệnh nhân đều không tiêm phòng dại. Chỉ 1-2 ngày sau khi vào viện, đến khi hấp hối, gia đình bệnh nhân đều xin ra viện về nhà và tử vong”, BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết.

Chưa có bài thuốc Nam nào được công nhận hiệu quả phòng, chữa bệnh dại

Theo BS Trung Cấp, khi bị chó cắn, nếu bị cắn vào vùng nhiều dây thần kinh như gần đầu - mặt - cổ, bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, vết thương bị nát nhiều thì nên đi tiêm phòng dại ngay, cùng với đó phải theo dõi liên tục con chó. Ngoài ra, cần lưu ý đặc biệt với những trường hợp bị chó con cắn, cũng phải tiêm phòng ngay bởi thường chó con ít khi chủ động tấn công người và chó con cũng khó theo dõi. Với những bệnh nhân bị chó cắn vào vị trí khác thì có thể trì hoãn việc tiêm phòng nhưng phải theo dõi sát chó. Nếu không xác định được chó cắn hoặc không theo dõi được thì phải tiêm phòng luôn, hoặc theo dõi chó chết trong 10 ngày phải tiêm phòng luôn.

“Những người làm nghề có nguy cơ bị chó cắn như làm nghề thịt chó thì phải chủ động tiêm phòng dại vì khả năng tiếp xúc nhiều, nguy cơ bị cắn cao, khả năng theo dõi chó khó khăn”, BS Trung Cấp khuyến cáo. Ngoài ra, với người dân bình thường, nhất là khu vực có nhiều chó thả rông, không rọ mõm hay người có sở thích chơi chó thì nên đi tiêm phòng dại chủ động. BS Trung Cấp khẳng định: “Trong tất cả mọi trường hợp tiêm phòng dại đều không đáng lo ngại vì vaccine thế hệ mới rất an toàn, không xảy ra tai biến, ảnh hưởng sức khoẻ, tâm lý và tinh thần, thần kinh như người dân lo ngại”.

Người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dại trung bình 3-6 tháng, có ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc cá biệt có những ca sau vài năm mới phát bệnh. Điều cần lưu ý là khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không. Nguy cơ bệnh nhiễm bệnh dại tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da. Tuy nhiên, không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không. Khi đã phát bệnh dại nhìn chung sẽ tử vong nên tất cả những người bị chó dại cắn đều được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Trên một số diễn đàn, không ít người chia sẻ những bài thuốc từ lá cây trị chó dại cắn với lời quảng cáo: “Không cần thử, uống vào nếu bình thường thì không bị dại, còn uống xong thấy gào rú như chó dại kêu sẽ khỏi luôn (?). Giá thuốc chỉ 100.000 đồng”. Về vấn đề này, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, có một số người bị chó cắn, lo sợ, quá ám ảnh nghĩ mình bị dại và ám ảnh rằng bị dại thì sẽ sủa như chó nên họ sẽ sủa “gâu gâu”. “Những trường hợp đó được gọi là biểu hiện giả dại, còn thực tế bệnh nhân không bị dại. Một số bệnh lý không phải dại khác như bệnh nhân viêm thanh quản cũng có thể ho, nói ông ổng giống tiếng chó sủa”, BS Trung Cấp nói. Ngoài chó, có thể có mèo, dơi (dơi quỷ hút máu), chồn, cáo... cũng có thể truyền bệnh dại.

BS Nguyễn Trung Cấp nhấn mạnh: “Các biện pháp thử bằng mẹo, điều trị bằng thuốc Nam đến nay chưa có biện pháp nào khẳng định được hiệu quả trong phòng, chữa bệnh dại. Trái lại, hàng năm ở nước ta vẫn có hàng chục bệnh nhân chết oan vì tin lời thầy lang thử bảo không phải dại, hoặc cho thuốc chữa và bỏ không đi tiêm vaccine”.

Khi phát bệnh dại có 2 thể bệnh chính, gồm:

- Thể viêm não: Người bệnh khởi đầu có cảm giác dị cảm nơi cắn, mất ngủ, bồn chồn. Sau đó xuất hiện kích thích, sợ nước, sợ gió. Bệnh tiến triển tăng dần đến mức không thể uống nước, có những cơn co thắt hầu họng khi uống nước, khi thấy gió hoặc thậm chí chỉ nghe thấy tiếng nước chảy, gió thổi. Bệnh nhân có tăng tiết nước bọt và không nuốt được nên thường xuyên khạc nhổ. Đồng tử giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc. Sau đó xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên, cường dương, xuất tinh tự nhiên và thường tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

- Thể liệt: Người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện liệt, lan lên liệt tay đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong. Lưu ý là các bệnh nhân dại sẽ tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết chứ không bị điên dại.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 5 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 20 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Top