Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khánh Hòa: Xã hội hóa dịch vụ sàng lọc sơ sinh gặp khó vì thiếu kinh phí

Thứ năm, 08:00 11/08/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hiện nay, việc thực hiện đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang gặp rất nhiều khó khăn do nguồn kinh phí bị cắt giảm. Vì thế, theo các chuyên gia cần sớm có chính sách, cơ chế rõ ràng để xã hội hóa dịch vụ này nhằm giải quyết nhu cầu của người dân.


Lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để xét nghiệm, phòng tránh bệnh tật. Ảnh: P.V

Lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để xét nghiệm, phòng tránh bệnh tật. Ảnh: P.V

Người dân rất mặn mà

Chị Trần Kim Phượng (ở xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết "Năm 2014, khi sinh con tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tôi đã được cán bộ y tế tư vấn tham gia sàng lọc sơ sinh. Kết quả, bác sĩ phát hiện em bé bị thiếu men G6PD, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ để lại di chứng nặng nề...".

Được bác sĩ hướng dẫn, điều trị, đến nay, con chị đã khỏe mạnh và phát triển bình thường. Còn chị Nguyễn Thị Trưng (ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) cũng cho hay, lúc sinh đứa con đầu lòng, chị chưa biết về việc lấy mẫu máu gót chân để tầm soát bệnh cho con. Đến khi sinh con thứ hai (vào năm 2014), được bác sĩ tư vấn về vấn đề này, chị đã nhiệt tình tham gia. “Tôi thấy lợi ích của chương trình sàng lọc mang lại rất lớn. Nếu trẻ em nào cũng được sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ rất tốt, các bậc bố mẹ cũng yên tâm hơn về sức khỏe của con mình”, chị Trưng chia sẻ.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, người dân hưởng ứng nhiệt tình nên trong quá trình triển khai, Đề án liên tục được mở rộng. Năm 2011, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Khánh Hòa đẫ triển khai Đề án thí điểm tại 30 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố. Năm 2012, đề án triển khai mở rộng thêm ở 42 xã, phường, với chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 6%. Năm 2013, đề án được triển khai rộng khắp 8 huyện, thị xã, thành phố với 92 xã, phường, với chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh nâng lên 23%. Năm 2014, nhờ có ngân sách tỉnh hỗ trợ, Đề án mở rộng thêm 45 xã, phường còn lại. Đến nay, đề án đã được triển khai và thực hiện ở tất cả 137 xã, phường thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh với chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh nâng lên 35%.

Qua hơn 5 năm triển khai, Đề án này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 21.679 lượt người, chiếm 19,8%. Trong đó, 501 trường hợp bị nghi ngờ bệnh, qua chẩn đoán xác định phát hiện 6 trường hợp mắc hội chứng Down, 20 trường hợp bị dị tật ống thần kinh, các dị tật khác 157 trường hợp…Bên cạnh đó, có 6.039 trẻ được xét nghiệm mẫu máu gót chân và phát hiện 85 trẻ thiếu men G6PD. Số trẻ này đã được can thiệp sớm, tránh khỏi nguy cơ bị dị tật và hiện nay phát triển tốt, có cuộc sống bình thường.

Chậm xã hội hóa

Hiện nay rất nhiều bà mẹ mang thai mong muốn con mình sinh ra được sàng lọc tầm soát bệnh tật. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Đề án còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành. Việc triển khai các hoạt động chương trình thiếu sự liên tục, ảnh hưởng đến tâm lý, sự tham gia của khách hàng và đội ngũ cán bộ y tế. Kinh phí cho công tác tập huấn quá ít nên việc đào tạo về kỹ năng truyền thông, tư vấn cho cán bộ y tế, dân số tuyến tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên chưa thường xuyên...

Bên cạnh đó, kinh phí chương trình phân bổ hàng năm quá ít và thường chậm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Công tác truyền thông vận động chủ yếu là lồng ghép trong các hoạt động dân số, chưa có kinh phí dành riêng cho truyền thông tăng cường sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thu một phần viện phí đối với dịch vụ này nên các cơ sở y tế rất khó khăn để triển khai dịch vụ thu phí, nhất là thu phí sàng lọc sơ sinh. Định mức chi cho các hoạt động của đề án quá thấp so với chi phí thực tế hiện nay nên chưa đáp ứng được nhu cầu và khuyến khích hoạt động ở cơ sở.

Bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: Kinh phí cho Chương trình DS-KHHGĐ giảm mạnh hàng năm, chỉ hỗ trợ một phần cho đối tượng khó khăn, chính sách, vì thế, chưa thể phát huy tối đa hiệu quả của Đề án. Chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh hiện nay của Khánh Hòa chưa được 30%, trong khi số phụ nữ có thai và sinh nở hàng năm trên 15.000 trẻ. Số trẻ chưa được sàng lọc vẫn còn ở mức cao (hơn 12.300 trẻ, chiếm 77%). Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của người dân là một bài toán khó.

Từ năm 2014, Chi cục đã tham mưu Sở Y tế trình HĐND tỉnh khung giá về một số dịch vụ DS-KHHGĐ. Vì thế, Chi cục mong muốn sớm có những chính sách, cơ chế thực hiện xã hội hóa về dịch vụ này để người dân được tiếp cận dễ dàng, góp phần giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em, nâng cao chất lượng dân số.

Đề án mang tính nhân văn cao

Qua hơn 5 năm triển khai, Đề án này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân tại Khánh Hòa.

Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 21.679 lượt người, chiếm 19,8%. Trong đó, 501 trường hợp bị nghi ngờ bệnh, qua chẩn đoán xác định phát hiện 6 trường hợp mắc hội chứng Down, 20 trường hợp bị dị tật ống thần kinh, các dị tật khác 157 trường hợp…Bên cạnh đó, có 6.039 trẻ được xét nghiệm mẫu máu gót chân và phát hiện 85 trẻ thiếu men G6PD. Số trẻ này đã được can thiệp sớm, tránh khỏi nguy cơ bị dị tật và hiện nay phát triển tốt, có cuộc sống bình thường.

Thu Trang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top