Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn

Thứ hai, 20:38 23/12/2019 | Xã hội

GiadinhNet – Việc phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng mới đây cho thấy tầm vĩ đại và quy mô rộng lớn của trận chiến Bạch Đằng Giang năm 1288. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu, khoa học cho rằng cần phải phải tiếp tục nghiên cứu, đưa ra hướng bảo tồn nó.

Nói như GS. TSKH Vũ Minh Giang tại hội nghị diễn ra mới đây (21/12) về kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ trên: "Khi phát hiện ra trận địa này, xem ra phải sắp xếp, hình dung, nhận thức lại nhiều vấn đề về trận Bạch Đằng lịch sử".

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 1.

TS. Bùi Văn Hiếu, Viện Khảo cổ học trình bày và báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ

Tại buổi hội nghị, TS. Bùi Văn Hiếu, Viện Khảo cổ học, đại diện đoàn khảo sát báo cáo kết quả khai quật: "Sau 2 tháng khai quật trên nền diện tích gần 1.000 m2, các nhà khoa học đã phát hiện 27 cọc gỗ sến, lim và táu, có đường kính trung bình từ 26-46cm. Vị trí một số cọc nằm ngang, còn lại dựng đứng hoặc nghiêng về phía tây, nam. 

Cọc được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, lớp và đều nằm ở lòng sông trước đây. So với cọc từng phát hiện ở Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa và Yên Giang (TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) thì cọc tại Cao Quỳ to hơn, chân cọc không được đẽo nhọn, cách thức phân bố cũng khác".

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 2.

Vị trí một số cọc nằm ngang, còn lại dựng đứng hoặc nghiêng về phía Tây, Nam

TS. Bùi Văn Hiếu nhận định: "Bãi cọc ở Quảng Yên (Quảng Ninh) mang tính phòng thủ chiến lược ở những vị trí hiểm yếu và có khả năng thu hẹp dòng chảy tạo thành rào cản chiến thuyền địch. Bãi cọc mới ở Cao Quỳ có khả năng dùng để ngăn chặn không cho giặc tiến vào sông Giá. Đây là lần đầu tiên, một loại hình di tích như vậy được phát hiện qua khai quật khảo cổ ở Hải Phòng. Do vậy, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này".

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 3.

GS. TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử-Khảo cổ-Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản VH QG nêu quan điểm

GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho hay: "Qua việc phát hiện bãi cọc ở Quảng Yên cho thấy, ông cha ta đã không đóng cọc gỗ ở lòng sông Bạch Đằng mà đóng ở các lạch triều nhằm dồn đội hình địch lại, sau đó dùng kế "hỏa công" tiêu diệt các thuyền địch. 

Bên cạnh đó, trận địa này nằm rất gần cửa Bạch Đằng, có một lạch triều chạy qua đây và rất có thể đây là một bãi cọc còn lớn hơn bãi cọc đã tìm thấy ở Quảng Yên. Như vậy, chưa thể khẳng định trận đánh chính nằm ở bãi cọc Quảng Yên hay Cao Quỳ".

"Lâu nay, có nhiều ý kiến về việc xác định trận Bạch Đằng ở Quảng Ninh hay Hải Phòng. Bây giờ có thể khẳng định, trận Bạch Đằng chủ yếu dựa vào địa thế, dân hai bên bờ sông hai địa phương đều có đóng góp, nhưng xét về cấu trúc địa chất thì việc ém quân bên Thủy Nguyên phù hợp hơn, vì có núi non phù hợp với phục binh, còn bên Quảng Yên thì trống trải. Có khả năng lớn đây là nơi đã được quân ta dụ địch vào để đánh", GS. Vũ Minh Giang nhận định.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 4.

PGS.TS Doãn Đình Lâm, Viện Địa chất (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) cho rằng sẽ còn nhiều bãi cọc khác tương tự như ở di tích Cao Quỳ

Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Doãn Đình Lâm (Viện Địa chất - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) nói: "Các triều đại phong kiến phương Bắc khi tiến vào nước ta bằng đường thủy luôn chọn cửa biển Bạch Đằng để đi vào vì nơi đây có độ sâu lớn, lòng sông rộng. 

Khi quân ta quyết đánh địch tại đây, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã cho đóng cọc gỗ tại cửa các lạch triều, ngăn quân địch di chuyển vào đây, qua đó ép địch đi vào nơi đã bày sẵn thế trận. Dọc sông Bạch Đằng có nhiều lạch triều như thế, chính vì vậy, tôi cho rằng sẽ còn nhiều bãi cọc khác tương tự như ở di tích Cao Quỳ".

GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ "có ý nghĩa đặc biệt để giới nghiên cứu nhận thức rõ hơn, đúng đắn, đầy đủ sát thực hơn về chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 5.

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Theo ông Ngọc, từ lâu giới khoa học đã cố gắng để làm rõ sự kiện lịch sử này và phát hiện một số bãi cọc ở một số nơi thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ đã "xác định rõ hơn những nghiên cứu từ trước đến nay về chiến thắng Bạch Đằng là đúng, có cơ sở". Vị trí bãi cọc cũng nằm đối diện gần Thiên Long Biển và Hang Son, đại bản doanh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba.

Nhận định bãi cọc Cao Quỳ và vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) là vùng trung tâm chuẩn bị chiến trường và trung tâm của các trận giao chiến trong chiến dịch Bạch Đằng, ông Ngọc đề xuất địa phương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng hồ sơ trình Thủ tướng công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích quốc gia đặc biệt.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 6.

TS. Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) đề nghị Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã khai quật thành đất di sản để có biện pháp bảo tồn

Đồng tình với đề xuất trên, TS Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) phát biểu: "Chiến trận Bạch Đằng đã diễn ra từ Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) đến cửa biển Bạch Đằng. Trong khi các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu lại nghiên cứu rời rạc, từng khu vực, bây giờ mới có sự liên kết. Qua đó, ta mới thấy chiến thắng Bạch Đằng lớn lao thế nào. 

Chúng ta nên khai quật ở nhiều khu vực, xây dựng trận Bạch Đằng bằng hình tượng cụ thể, chứng minh bằng dấu ấn vật chất. Nếu làm được điều này thì sẽ mang lại kết quả rất lớn vì nhiều nhà khoa học quốc tế đã đánh giá trận Bạch Đằng là một trận chiến quốc tế, có thể coi là di sản thế giới". 

Ông Thành cũng đề nghị TP Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã được khai quật thành đất di sản để có biện pháp bảo tồn.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 7.

Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc vị trí phát hiện bãi cọc Cao Quỳ cũng rất thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhận xét: "Hiếm có một nơi nào có một di chỉ khảo cổ hoàn chỉnh với các tầng đất và hiện vật trong đất như ở Cao Quỳ. Vị trí phát hiện cũng rất thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Và tại khu vực này chúng ta có thể trồng một rừng lim nhằm gợi lại lịch sử, tập quán ngày xưa của ông cha ta. Rất mong thành phố Hải Phòng quan tâm lâu dài và bền vững đối với di chỉ khảo cổ có giá trị đặc biệt quan trọng này".

Trước đó, vào chiều 20/12, các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử đã có buổi khảo sát thực địa bãi cọc Cao Quỳ. Theo GS sử học Lê Văn Lan: "Điều này làm đảo lộn khá nhiều những gì đã biết về trận Bạch Đằng năm 1288. Chúng ta vốn chỉ biết quân dân nhà Trần dẫn dụ, chọn giờ đánh địch để chiến thắng đế chế Nguyên Mông ở dưới khu vực Quảng Yên. Nhưng giờ ở đây lại có bãi cọc này. Ta phải gọi đại chiến công của nhà Trần năm 1288 tại Bạch Đằng là một chiến dịch quân sự chứ không chỉ là một trận chiến đơn thuần".

Đinh Huyền – Minh Lý

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 2 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 2 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top