Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khai quật hài cốt của Tể tướng Lưu Gù, chuyên gia phát hiện sự thật gây sốc: Phim ảnh lâu nay hóa ra đã đánh lừa khán giả!

Chủ nhật, 15:14 02/01/2022 | Câu chuyện văn hóa

Tể tướng Lưu Gù đã khắc sâu vào ký ức khán giả nhiều thế hệ với hình ảnh nhỏ con, gù lưng nhưng không bao giờ cúi đầu trước kẻ ác.

Bộ phim Tể Tướng Lưu Gù (1998) là một tác phẩm truyền hình kinh điển đã gắn bó với lứa khán giả 8X, 9X không chỉ ở Trung Quốc mà còn tại các quốc gia châu Á như Việt Nam. Bộ phim có nội dung xoay quanh cuộc đấu đá giữa Lưu Gù - một vị quan thanh minh, liêm khiết, tài trí với viên quan tham nhũng nhất lịch sử triều Thanh Hòa Thân. 

 - Ảnh 1.

Tể Tướng Lưu Gù là bộ phim quốc dân một thời

Trong lịch sử, Lưu Dung (1719 - 1805) - người được mọi người quen gọi bằng biệt danh Lưu Gù là một vị quan tài liêm khiết, chính trực và yêu nước, rất được trọng vọng, mến mộ. Thực tế ông không phải là tể tướng vì nhà Thanh không có chức quan đó nhưng những gì Lưu Dung đóng góp cho đất nước đã khiến mọi người nể phục mà gọi là tể tướng - vị trí quan đầu triều thời phong kiến. Ông đã sống qua 4 đời Hoàng đế nhà Thanh và cống hiến, được trọng dụng nhiều nhất trong thời trị vì của Càn Long và Gia Khánh.

Kỳ phùng địch thủ của Hòa Thân trong bộ phim kinh điển do diễn viên Lưu Bảo Điền thủ vai. Lưu Gù được xây dựng với hình ảnh nhỏ con, thấp bé nhẹ cân và đặc trưng nhất là tấm lưng gù. Vì biệt danh Lưu Gù mà dân gian gọi ông nên tất nhiên ai ai cũng mặc định vị quan này bị gù lưng. 

 - Ảnh 2.

Lưng gù là đặc điểm ngoại hình nổi bật của Lưu Dung

 - Ảnh 3.

Dù lưng gù nhưng Tể tướng Lưu Gù chưa bao giờ cúi đầu trước cường quyền hay kẻ ác

Thế nhưng đó là những gì phim ảnh và lời đồn dân gian miêu tả, còn sử sách chưa bao giờ có ghi nhận nào xác đáng về hình dáng của vị công thần triều Thanh. Bức chân dung cổ của ông cũng phác họa lại một người đàn ông với dáng đứng bình thường. Điều đó khiến một số nhà sử học đặt ra câu hỏi: Liệu có đúng là Lưu Dung bị gù như tương truyền? Và nếu ông không bị gù lưng thì cái tên Lưu Gù từ đâu mà ra?

2 bức tranh vẽ chân dung Lưu Dung từ thời nhà Thanh

Khi khai quật lăng mộ của Lưu Dung, các chuyên gia khảo cổ mới phát hiện ra một sự thật thú vị có thể giải đáp thắc mắc này. 

Năm 1958, trong lúc người dân mở rộng diện tích đất canh tác tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, ngôi mộ của Lưu Dung và vợ đã được phát hiện. Khi ngôi mộ được mở ra, các chuyên gia đã rất ngạc nhiên vì bên trong không có nhiều châu báu, vàng bạc - điều thường thấy ở lăng mộ quý tộc, nhất là khi Lưu Dung còn là quan đầu triều. Điều đó cho thấy ông quả thật là một vị quan liêm khiết, giản dị, không ham của cải vinh hoa. 

 - Ảnh 5.

Mộ phần của Lưu Dung nằm ở quê hương Sơn Đông của ông

Sau hơn trăm năm nằm dưới lòng đất, hài cốt của Lưu Dung vẫn còn tìm được khá nguyên vẹn. Hộp sọ của ông tương đối lớn, bắp chân dài khoảng 75cm. Theo ước tính của các chuyên gia, Lưu Dung có chiều cao lên đến 1,9 mét. Trong thời hiện đại, đây đã được tính là chiều cao khủng. Trong thời đại của mình, Lưu Dung chắc chắn là người "khổng lồ".

 - Ảnh 6.

Tể tướng Lưu Gù chẳng hề thấp bé mà thậm chí còn cao lớn đặc biệt

Phát hiện này khiến giới chuyên môn phải kinh ngạc. Quan niệm cho rằng Lưu Dung chỉ cao khoảng 1,6 mét đổ xuống và có thân hình thấp bé vì cái tên Lưu Gù của ông hóa ra không đúng sự thật.

Nhưng cũng chính từ sự thật bất ngờ đó mà các nhà sử học cũng suy luận ra được lý do cho cái tên Lưu Gù. Vì bản thân quá cao, nên mỗi khi diện kiến, nói chuyện với hoàng đế, ông luôn phải cúi mình xuống thật thấp để tỏ lòng cung kính theo đúng phép tắc. Chiều cao của vua Càn Long và Gia Khánh đều khoảng 1,7 mét. Là một vị quan trung thành, tôn kính nhà vua, Lưu Dung phải gập người thật sâu thì mới không "vượt mặt" bề trên của mình. Vậy nên mới có tương truyền rằng người đã đặt biệt danh Lưu Gù chẳng ai khác mà chính là vua Gia Khánh.

Bên cạnh đó, các nhà sử học cũng không loại trừ khả năng vì thói quen thường xuyên cúi người mà khi về già, Lưu Dung đã bị gù lưng thật sự. Sau tất cả, suy đoán thú vị này càng khẳng định hơn nữa đức tính tuyệt vời của Lưu Dung.

 - Ảnh 7.

Tể tướng Lưu Gù được cho rằng bị gù do hay cúi đầu cung kính trước hoàng đế


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

GĐXH - Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, còn gọi là "Thập niên sự lệ" vừa nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tối 22/4.

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc khi được fan tặng 1208 kg gạo, con số này có gì ý nghĩa?

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc khi được fan tặng 1208 kg gạo, con số này có gì ý nghĩa?

Câu chuyện văn hóa - 2 tuần trước

Hoa hậu Thùy Tiên liên tục bật khóc trước tình cảm của gần 2000 fan dành tặng cho mình.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

GĐXH - Tại không gian văn hóa Làng Gà Trống (34 Châu Long, Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện "Chuyện về Bánh mỳ" nhân kỷ niệm ngày "Bánh mỳ Việt Nam" được thế giới công nhận và đưa vào từ điển Oxford của Anh, bổ sung món bánh mỳ vào danh sách từ mới.

"Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa "Mai"?

"Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa "Mai"?

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

Ra rạp vào ngày 10/2 (tức mùng 1 Tết), tính đến 1/3, "Đào, phở và piano" thu được 10 tỷ đồng (theo Cục Điện ảnh) trong khi "Mai" của Trấn Thành cán mốc hơn 500 tỷ đồng (theo Box Office Việt Nam).

Xúc động hành động NSƯT Diệu Hiền ôm di ảnh cố NSƯT Vũ Linh về viện dưỡng lão

Xúc động hành động NSƯT Diệu Hiền ôm di ảnh cố NSƯT Vũ Linh về viện dưỡng lão

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

Hình ảnh cố NSƯT Vũ Linh mãi mãi ở trong tim khán giả, bạn bè và người thân.

Đen Vâu lọt 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Đen Vâu lọt 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Chiều 20/2, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 tổ chức họp báo công bố 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến.

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM lên tiếng về vụ Nam Em livestream

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM lên tiếng về vụ Nam Em livestream

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đang phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao kiểm tra thông tin hoa khôi Nam Em livestream gây ồn ào mạng xã hội

Hôn nhân đời thực của diễn viên VFC: Đan Lê viên mãn trọn vẹn bên chồng đạo diễn Khải Anh

Hôn nhân đời thực của diễn viên VFC: Đan Lê viên mãn trọn vẹn bên chồng đạo diễn Khải Anh

Câu chuyện văn hóa - 3 tháng trước

GĐXH - Đan Lê là một nghệ sĩ đa tài, cô vừa là MC vừa là diễn viên của nhiều phim phát trên sóng giờ vàng. Ngoài danh tiếng, cô còn có có một gia đình viên mãn.

'Biệt động Sài Gòn' và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân

'Biệt động Sài Gòn' và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân

Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trước

Tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với "Biệt động Sài Gòn" - bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985.

Cuộc sống kín tiếng, có nhiều thay đổi của danh hài Hoài Linh ở tuổi 54

Cuộc sống kín tiếng, có nhiều thay đổi của danh hài Hoài Linh ở tuổi 54

Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trước

Hoài Linh khiến khán giả tò mò khi không còn tương tác với khán giả qua mạng xã hội, cũng hoạt động nghệ thuật lặng lẽ hơn.

Top