Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng điều trị mãn dục nam

Thứ ba, 16:29 24/07/2018 | Dân số và phát triển

Mãn dục nam (MDN) là những thuật ngữ để chỉ những hậu quả của sự suy giảm nồng độ testosteron trong máu, dẫn tới suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương, suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh, kèm theo đó là những suy giảm về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần.

Sinh lý sinh sản ở nam giới bắt đầu hoạt động thời điểm tuổi dậy thì, dưới sự điều khiển của trung tâm trục hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn, để điều hòa sự tổng hợp và tiết xuất hoóc-môn giải phóng hoóc-môn hướng sinh dục, trong đó vai trò quan trọng là testosteron, đây là loại nội tiết tố tạo nên nam tính của nam giới, với vóc dáng, cơ bắp, giọng nói, và cơ quan sinh dục phát triển, đồng thời kích thích các tế bào mầm nguyên thủy ở tinh hoàn tạo thành tinh trùng.

Quá trình này liên tục cho đến tuổi trưởng thành. Khi đến độ tuổi trung niên hầu như đều phải trải qua một giai đoạn mãn dục. Thời điểm này nồng độ testosteron trong máu giảm, chức năng ống sinh tinh giảm.

Vận động thể thao là một trong những cách thức giảm tác động của mãn dục
Vận động thể thao là một trong những cách thức giảm tác động của mãn dục

Những biểu hiện

Những biểu hiện MDN bao gồm: giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương - không giao hợp được. Tinh trùng yếu nên khó sinh con; có những rối loạn về hệ thống tim - mạch như huyết áp cao thấp bất thường, tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, hồi hộp… rối loạn hô hấp; khó thở về ban đêm, ngáy to; loãng xương, rất dễ gãy xương ở những tư thế bất thường hoặc bị các chấn thương dù nhẹ; giảm thể tích và trương lực cơ, cho nên lười vận động vì dễ mỏi mệt; toàn thân teo tóp dần.

Lượng mỡ cơ thể tăng nhất là béo bụng; da mất nước và nhăn nhúm, tạo ra các nếp nhăn; thần kinh; mất sự nhạy cảm của các phản xạ tâm thần: trầm cảm, thích cô độc, dễ tủi thân; rối loạn hệ thống tạo máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Chẩn đoán lâm sàng chỉ cần 1 triệu chứng về tình dục và 2 triệu chứng toàn thân là cần định hướng việc chẩn đoán về MDN. Tiêu chuẩn vàng để xác định MDN là lượng testosterone trong máu hạ thấp dưới mức bình thường (bình thường: 10 - 35 nanoml/ lít).

Các yếu tố thuận lợi

Các yếu tố thuận lợi đưa đến MDN gồm: một số bệnh gây: đái tháo đường, suy tuyến yên, các khối u vùng tuyến yên - tinh hoàn, u tuyến thượng thận và các khối u ở các phủ tạng khác; tinh thần căng thẳng, stress, lo lắng, mất ngủ, ăn uống không điều độ, lười vận động thân thể; một số thói quen xấu: nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…; dùng nhiều các loại thuốc có tính chất kháng androgen và dùng kéo dài (thí dụ: dùng quá nhiều nội tiết tố estrogen)…

Hướng điều trị

Sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn nam giới: phương pháp này có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống, không có rủi ro và đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng và thực tế điều trị. Trước khi thực hiện, cần làm các xét nghiệm như chức năng gan, chức năng thận, siêu âm tuyến tiền liệt.

Tăng cường dưỡng chất, ăn uống, việc bổ sung dầu cá và ăn các loại cá như cá hồi, cá ngừ... rất tốt cho đàn ông trung niên vì đây là thức ăn giàu acid béo omega 3, giúp giảm MDN và tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, cần tăng cường trái cây, rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhất là cà chua bởi đây là loại quả giàu lycopene, rất hữu ích cho tuyến tiền liệt và hệ thống sinh sản nam giới. Cũng nên sử dụng sản phẩm đậu nành giúp tăng cường ham muốn tình dục hơn. Không nên dùng các chất kích thích và thức uống nhiều cồn để giảm thiểu tình trạng khó chịu, mất ngủ, lo lắng.

Thực phẩm và trái cây có trái màu đỏ tốt cho nam giới tuổi trung niên

Tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên, tích cực tham gia các môn thể thể thao như chạy bộ, bóng bàn, cầu lông, bơi lặn, tennis… giúp cho cơ thể dẻo dai, các cơ bắp được săn chắc, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ cholesteron trong máu, nhằm kéo dài độ sung mãn của cơ thể.

Theo BS.CKII. Tuệ Thành/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người có tinh trùng yếu tập luyện như thế nào?

Người có tinh trùng yếu tập luyện như thế nào?

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nam. Thường xuyên hoạt động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp nam giới có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Bài tập giúp giảm trầm cảm sau sinh

Bài tập giúp giảm trầm cảm sau sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tập thể dục không phải một liệu pháp điều trị trầm cảm sau sinh một cách trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm...

Dấu hiệu trẻ bú đủ và không đủ sữa

Dấu hiệu trẻ bú đủ và không đủ sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mới bắt đầu cho con bú, người mẹ có thể thắc mắc liệu con mình có bú đủ sữa hay không. Phụ nữ lần đầu làm mẹ đều nên tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú đủ hay chưa.

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người di cư nội địa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Ngày 23/5, tại Hà Nội, Nhóm Kỹ thuật sức khỏe Người di cư (MHWG) tổ chức cuộc họp thường kỳ thảo luận về kế hoạch hoạt động năm 2024 cũng như các vấn đề liên quan đến di cư, sức khỏe người di cư.

Chế độ ăn cho người bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho người bị suy dinh dưỡng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy dinh dưỡng thường xảy ra khi cơ thể không nhận đủ thức ăn, không đủ lượng hoặc cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Chế độ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng rất quan trọng để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa các nguy cơ do suy dinh dưỡng kéo dài.

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

11 loại thực phẩm tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, giúp bà mẹ có đủ sữa cho em bé và chịu được các áp lực khi chăm sóc con nhỏ. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn gì để đáp ứng được những điều đó?

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Top