Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt

Thứ tư, 15:12 11/12/2019 | Y tế

GiadinhNet - Vào mùa mưa lũ, những trận mưa lớn, lũ lụt xảy ra thường xuyên tại các khu vực ven biển với tần suất, cường độ và lưu lượng lớn. Mưa lũ lớn đã gây ngập lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Trên cơ sở đó, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã cho ban hành cuốn Sổ tay Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt nhằm giúp người dân có kiến thức về xử lý nước và vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh có liên quan để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống xung quanh.

Dưới đây là cách xử lý nước và vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão lụt:

Trước khi bão lụt:

Đối với nguồn nước: Chuẩn bị nắp và ni lông để bịt miệng giếng khơi, bể nước mưa, lu hoặc nút, bịt miệng giếng khoan. Lưu ý, khi bịt miệng giếng, cần để một khe nhỏ cho khí thoát ra khi nước dâng lên.

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt - Ảnh 1.

Bịt miệng giếng trong mùa lũ lụt

Đối với nhà vệ sinh:

- Nhà vệ sinh 2 ngăn: Lấy hết phân, đào hố sâu cách xa nguồn nước ăn uống ít nhất 10m, ủ với vôi bột hoặc tro bếp sau đó lấp đất kỹ, trong hố tiêu cho vôi bột hoặc tro bếp vào trước khi đậy nắp.

- Nhà vệ sinh tự hoại hoặc thấm dội nước: Chuẩn bị nút để đậy chặt lỗ hố tiêu.

- Nhà vệ sinh chìm có ống thông hơi: Cho vôi bột hoặc tro bếp phủ kín lên bề mặt phân rồi lấp đất kín lại.

- Chuồng gia súc: Thu gom phân cho vào hố cách xa nguồn nước sinh hoạt ít nhất 10m, sau đó rải vôi bột hoặc tro bếp phủ toàn bộ bề mặt rồi lấp đất kỹ.

Trong mùa lũ:

Trong mùa lũ lụt, trường hợp giếng bị ngập không có nước dự trữ thì phải lấy nước ngập lụt xử lý để sử dụng. Theo đó, làm trong nước bằng cách dùng 1 gam phèn chua (tương đương một hạt ngô to) cho vào 20 lít nước, đánh tan phèn chờ 30 phút nước lắng cặn đến trong, nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc.

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt - Ảnh 2.

Xử lý nước trong mùa bão lụt

Sau đó, khử trùng nước đã được làm trong bằng hoá chất Cloramin: dùng 1 viên Chloramine B loại 250mg cho vào 25 lít nước. Khuấy đều cho tan hết lượng hoá chất, sau 30 phút mới sử dụng. Lưu ý: Nước đã khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tuy nhiên vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

Đối với việc vệ sinh môi trường, nên đào những hố tiêu tạm thời tại những nơi cao chưa bị ngập. Trong trường hợp ngập cao, có thể xử lý tạm bằng cách dùng thùng, chậu lót ni lông rồi đổ tro, trấu vào để đi ngoài. Khi nước rút mang chôn xuống đất.

Phân gia súc, gia cầm, cần tập trung vào bao tải, khi chôn xuống đất cần rắc vôi bột để khử trùng, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sau bão lụt:

Đối với Giếng khơi: Cần thau rửa giếng, làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng. Sau đó, làm trong nước bằng phèn chua và khử trùng nước giếng bằng Cloramin B.

Đối với giếng khoan: Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa rồi bỏ nước đi, sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

Đối với môi trường: Nước rút đến đâu huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó. Vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt - Ảnh 3.

Vệ sinh môi trường sau lũ

Khi nước rút hết môi trường bị ô nhiễm nặng, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối chết thối rữa. Do đó, cần phải khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật và tẩy uế.

Về xử lý xác súc vật chết: Khảo sát, ước lượng xác súc vật chết cần xử lý. Chọn vị trí chôn xác súc vật ở ngoài đồng cách xa nguồn nước ít nhất 50m. Đào hố chôn xác súc vật ở độ sâu ít nhất phải trên 0,8m, đổ 3-5kg vôi bột hoặc phun Cloramin B nồng độ cao rồi lấp đất nén chặt, rào kỹ lại tránh súc vật đào bới, cắm biển cảnh báo.

Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rải vôi bột nơi có xác súc vật chết. Hằng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại ngay.

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo, mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

Anh Khôi

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 11 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top