Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn mua và sử dụng thuốc khoa học

Thứ ba, 10:00 13/09/2016 | Sống khỏe

Việc mua và sử dụng thuốc tưởng chừng là đơn giản, song thực tế có nhiều người vẫn chưa rõ cách mua và sử dụng thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất!

Tại Việt Nam, có rất nhiều phòng khám tư thường khám, kê đơn thuốc và bán thuốc luôn cho bệnh nhân và thông thường, rất ít bệnh nhân hỏi hay được giải đáp chi tiết về những loại thuốc mà họ sẽ sử dụng. Ngay cả việc người bệnh mua thuốc tại các hiệu thuốc bên ngoài, bệnh nhân cũng ít khi đặt ra các câu hỏi cho dược sĩ bởi họ không mấy quan tâm đến điều này.

Lại có những trường hợp các bệnh nhân sử dụng lại đơn thuốc cũ của chính mình sau khi đã khỏi bệnh một thời gian và bệnh quay trở lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng đây là việc làm không nên bởi một toa thuốc chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong một điều kiện nhất định mà thôi. Khi bệnh tái phát có thể không còn ở tình trạng cũ mà đã diễn tiến phức tạp và nặng thêm, khi đó đơn thuốc cũ không còn thích hợp nữa. Vì vậy, việc đi khám và được tư vấn dùng thuốc là rất quan trọng.

Thuốc rõ ràng là một con dao hai lưỡi. Nếu chúng ta biết cách mua và sử dụng khoa học thì sẽ có lợi, còn ngược lại thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Việc bạn tự ý sử dụng thuốc đôi khi cũng giống như việc nắm dao đằng lưỡi vậy.

Theo các chuyên gia sức khỏe, cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và dược sĩ về loại thuốc mà bệnh nhân cần mua được coi là cuộc đối thoại đa chiều và nó quan trọng không kém việc chọn bác sĩ.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bạn hãy đến một hiệu thuốc có những dược sĩ có kiến thức rộng, biết lắng nghe và sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến thuốc mà bệnh nhân muốn hỏi. Việc bạn đặt ra những câu hỏi cho dược sĩ sẽ đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của chính bản thân bạn. Vậy bạn nên hỏi điều gì khi đến những hiệu thuốc?

1. Nguồn gốc của thuốc và nên dùng thuốc khi nào?

Bạn cần phải được biết nguồn gốc loại thuốc mình sẽ mua cũng như hướng dẫn sử dụng cụ thể. Ví dụ, loại thuốc đó có phù hợp uống vào lúc đói hay không. Việc không chú ý tới những hướng dẫn này có thể khiến kết quả điều trị không như mong muốn hoặc gia tăng tác dụng phụ.

2. Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

Hãy kiễm tra nhãn dán tên của các loại thuốc và hỏi kỹ dược sĩ xem loại thuốc đó có phù hợp với tình trạng của bản thân hay không. Nếu thuốc khó uống, bạn có thể hỏi dược sĩ về việc có thể nghiền nát thuốc để dễ sử dụng hay không?

3. Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Mỗi loại thuốc sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Khi hỏi về tác dụng phụ của thuốc, bạn nên hỏi xem khả năng bị tác dụng phụ của thuốc là bao nhiêu phần trăm và trong những trường hợp xảy ra tác dụng phụ, bạn cần phải làm gì?

4. Những lưu ý về thực phẩm khi dùng thuốc

Thành phần của thuốc có thể mẫn cảm với một số loại thực phẩm. Bởi vậy, hãy hỏi kỹ dược sĩ về điều này để đảm bảo bạn không gặp rắc rối khi dùng thuốc. Ví dụ, một số loại thuốc có thể gây rắc rối khi uống cùng với caffeine, và thuốc lợi tiểu có thể gây vấn đề ở những người ăn thực phẩm chứa nhiều kali.

5. Nên dùng thuốc trong thời gian bao lâu?

Khi mua thuốc, bạn nên hỏi dược sĩ về toa thuốc mình dùng, cụ thể là dùng trong thời gian bao lâu. Ví dụ, có nhiều trường hợp cảm thấy bệnh đã khá hơn nên ngừng dùng kháng sinh và lâu dài, dẫn tới trường hợp kháng kháng sinh.

6. Cần làm gì nếu quên uống thuốc?

Lời nhắc khi quên uống mỗi loại thuốc là không giống nhau, vì thế, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về vấn đê nên làm gì nếu quên uống thuốc để không làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 25 phút trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 3 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Top