Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hôn nhân cận huyết thống: Hệ luỵ từ việc “nước tốt không chảy vào ruộng khác”

Thứ hai, 13:35 19/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nếu như tại Hoà Bình, quan niệm kết hôn "cứ ưng cái bụng" là nên vợ nên chồng, bất chấp con chú con bác; thì ở Đắk Lăk, người Lô Lô quan niệm "nước tốt không để chảy vào ruộng người khác". Họ cho phép hôn nhân cận huyết thống mà không có sự hạn chế nào.

Bức tranh buồn

Ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, nơi có 90% dân số là người Mường, địa phương vốn là "điểm nóng" của tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Có tình trạng này, theo một cán bộ dân số của huyện Kim Bôi, là do người dân cứ thấy "ưng cái bụng" là nên vợ, nên chồng. Điều này đã trở thành tập tục lâu đời của bà con nơi đây.

Nhiều người "thành vợ, thành chồng" mà không qua cán bộ tư pháp hoặc chính quyền xã để đăng ký kết hôn. Vì vậy, đã xảy ra nhiều hệ lụy cho chất lượng sinh sản như không quan tâm việc khám sức khoẻ tiền hôn nhân, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ… Trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia.

Chia sẻ về thực trạng hôn nhân cận huyết thống, BS Bùi Văn Nghệ, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi cho biết: "Toàn xã hiện có 10 em bị bệnh huyết tán bẩm sinh (Thalassemia) thì có 2 em đã tử vong còn 8 em đang phải trải qua cuộc sống hết sức thương tâm.

Hôn nhân cận huyết thống: Hệ luỵ từ việc “nước tốt không chảy vào ruộng khác” - Ảnh 1.

Ly Mí Hờ và Sùng Thị Cáy, thôn Thèn Ván, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) làm bố mẹ ở tuổi 16. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN

Một trong những câu chuyện đau lòng trên là trường hợp của gia đình anh Bùi Văn Q và chị Bùi Thị B ở xóm Cốc, xã Vĩnh Đồng. Được biết, anh chị sinh được 3 người con nhưng cả 3 đều thấp, ngơ ngẩn và kém thông minh so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Anh Q, chị B cho biết, cả hai vốn là con chú con bác: "Chúng tôi chỉ biết ưng nhau thì lấy, mặc dù vẫn biết là có họ hàng với nhau. Chúng tôi nghĩ đơn giản là họ hàng gần gũi sẽ càng yêu thương nhau hơn, thế nên quyết định làm đám cưới. Ai ngờ, khi sinh các cháu ra lại bị bệnh như vậy, hiện gia đình chỉ mong sao có thể chữa trị cho các cháu đỡ khổ sau này", anh Q nói.

Lý giải về tình trạng hôn nhân cận huyết thống, một cán bộ dân số huyện Kim Bôi cho biết, xuất phát từ những phong tục, tập quán, đặc biệt là những hủ tục lạc hậu của một số bộ phận người dân tộc thiểu số khi trong làng có những nhà lang (gia đình giàu có) có con cái đến tuổi lấy vợ lấy chồng đều ép hoặc mai mối để con em mình hay trong cùng dòng họ lấy nhau. Họ quan niệm, có như vậy mới có thể giữ được của cải. Và những của cải này mới không bị người ngoài lấy, mang đi mất.

Thêm nữa, trước đây do đi lại giữa các vùng núi khó khăn, nên các trường hợp cận huyết thống lấy nhau là điều khó tránh. Cũng theo vị cán bộ dân số này, toàn huyện Kim Bôi hiện có hơn 90% dân số là người dân tộc Mường, người dân nơi đây bao đời chỉ quen với ruộng vườn, con trâu, cái cuốc. Cái chữ đối với nhiều người vẫn còn là một thứ xa xỉ. Văn hóa đối với họ chỉ là những "phép tắc" của ông cha để lại. Nhiều khi, mọi thứ như được sắp đặt sẵn, hoặc theo thói quen chứ không hề biết "hủ tục hay tập tục" ấy vi phạm như thế nào so với quy định của pháp luật.

Tập tục hôn nhân của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ cho phép lấy người cùng dân tộc. Cứ 5 trường hợp kết hôn trong cộng đồng người Sán Chỉ thì có 1 cặp hôn nhân cận huyết. Hậu quả là những đứa trẻ bị thiểu năng, chậm phát triển, tuổi thọ trung bình của người Sán Chỉ là 45 tuổi... Hiện nay, chưa có đánh giá cụ thể về hậu quả của hôn nhân cận huyết khiến mọi biện pháp tuyên truyền thời gian qua chưa đủ sức răn đe.

Bà Bùi Thị Chuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi nói: "Tôi mang Luật ra để phổ biến thì họ bảo dân tộc họ vẫn thế, không có gì cấm kỵ cả. Tôi bảo sẽ ảnh hưởng đến con cái thì họ bảo, con cái vẫn sinh ra, vẫn "bình thường" đấy thôi".

Nỗ lực thay đổi tập tục

Theo báo cáo của Viện Dân tộc học Việt Nam, tại một số dân tộc miền núi phía Bắc hiện nay, tình trạng hôn nhân cận huyết thống diễn ra phổ biến, điển hình là các dân tộc: Si La, Pu Pép, Rơ Măm, Brâu, Ơ Ðu, Lô Lô, Hà Nhì... Những dân tộc này thường có tập quán nội hôn tộc người và phổ biến là hôn nhân con cô, con cậu. 

Tại thị trấn  Mèo Vạc (Hà Giang), có hơn 50 hộ thì có 8 trường hợp kết hôn con cô, con cậu. Ngoài ra, còn rất nhiều dân tộc khác như: Si La (Ðiện Biên, Lai Châu), Pu Péo (Hà Giang), Rơ Măm, Brâu (Kon Tum)... là những dân tộc có số dân dưới 1.000 người đang có nguy cơ suy giảm bởi nguyên nhân chủ yếu là có quan hệ huyết thống làm ảnh hưởng tới sức khỏe, dẫn tới chất lượng dân số thấp.

Hôn nhân cận huyết thống: Hệ luỵ từ việc “nước tốt không chảy vào ruộng khác” - Ảnh 2.

Thông qua các hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh cho bà con, các bác sĩ và tuyên truyền viên dân số đã vận động bà con từ bỏ những hủ tục. Ảnh: T.L

Theo các chuyên gia y tế, những cặp hôn nhân cận huyết thống, kể cả những cặp vợ chồng khỏe mạnh, nhưng khi sinh con vẫn mang bệnh tật di truyền như: mù màu, bạch tạng, da vảy cá, còi cọc, down hoặc kém phát triển về trí não...

Là một trong những địa phương có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống còn khá cao, tại Cao Bằng, tình trạng hôn nhân cận huyết thống xảy ra nhiều nhất đối với dân tộc Dao (64%), Mông (61%)... nhiều nhất tại 3 huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông, chiếm 45%. Theo các cộng tác viên dân số, những dân tộc này có những tập tục, tập quán riêng, nhiều khi cán bộ dân số không thể can thiệp được. Có trường hợp, ông bác mới sinh con gái, bà cô sang chơi mang cho vuông vải, phần để mừng đứa cháu mới chào đời, phần cũng là "miếng trầu bỏ ngõ", đánh dấu cô cháu gái tương lai sẽ trở thành nàng dâu của mình.

Tại Đắk Lăk, người Lô Lô vẫn còn một số đồng bào quan niệm "nước tốt không để chảy vào ruộng người khác". Dòng họ có vật quý không thể cho sang dòng họ khác, không thể chia tài sản với dòng họ khác. Họ cho phép con của anh em trai lấy con của chị em gái mà không có sự hạn chế nào. Khi cưới, họ sẽ được già làng, trưởng bản, dòng họ thừa nhận.

Chia sẻ vấn đề này, chị H’Oanh Ayun, cộng tác viên dân số buôn Pok, xã Ea Kênh, huyện Krông Pác (Ðăk Lăk) cho biết: "Khi tôi đi tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về hôn nhân cận huyết thống thì bà con nói dân tộc họ từ trước đến nay vẫn thế, già làng không cấm kỵ, con cái sinh ra vẫn bình thường, nếu đứa trẻ nào bị bệnh, bị chết thì tại "con ma rừng" thôi. Mặc dù biết hậu quả của hôn nhân cận huyết thống nhưng vì không có chế tài xử phạt, cho nên chúng tôi cũng chỉ biết tuyên truyền vậy, dân làng nghe theo thì tốt, không thì cũng đành chịu thôi, "phép vua vẫn thua lệ làng" mà...

Hôn nhân cận huyết thống: Hệ luỵ từ việc “nước tốt không chảy vào ruộng khác” - Ảnh 3.

Trước tình hình trên, Tổng cục DS-KHHGÐ đã và đang triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng hôn nhân cận huyết thống tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Theo đó, công tác tuyên truyền và giám sát tại cộng đồng sẽ được ưu tiên với việc xây dựng và tập huấn mạng lưới tuyên truyền viên cơ sở cho từng nhóm dân tộc. Xây dựng tốt mối quan hệ với những người có uy tín (già làng, những người cao tuổi...) trong cộng đồng dân cư để họ dạy và tuyên truyền con cháu, họ hàng của chính gia đình mình. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề với sự tham gia của chính quyền, trưởng thôn bản, các tuyên truyền viên, người dân về vấn đề Luật Hôn nhân và Gia đình. Xây dựng chế tài ở cấp cộng đồng về việc xử lý những trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân. Tổ chức các buổi biểu diễn liên hoan văn nghệ hoặc chiếu phim có chủ đề hôn nhân cận huyết thống nhằm nâng cao nhận thức của người dân...

Theo đó, nhiều địa phương đã "kích cầu" được nhiều mô hình sáng tạo. Tại Đăk Lăk, Câu lạc bộ "Phụ nữ nói không với tảo hôn, kết hôn cận huyết thống" được thành lập, thu hút nhiều hội viên tham gia. Chị H’Sân Noi Siu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ buôn A2, cho biết: Những năm trước, trong buôn còn nhiều trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trẻ gái mới 13 - 14 tuổi đã lấy chồng, nhiều đứa trẻ sinh ra sức khỏe yếu thậm chí mắc bệnh bẩm sinh vì cha mẹ kết hôn sớm và cận huyết thống. Chúng tôi đi vận động người dân không nên cho con cái kết hôn sớm, ít nhất phải đủ 19 tuổi trở lên mới được kết hôn và không để xảy ra kết hôn cận huyết thống vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thế hệ sau. Điều đáng mừng, từ khi triển khai mô hình đến nay, số trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giảm hẳn, đầu năm 2020 đến nay không có trường hợp nào xảy ra.

Hôn nhân cận huyết thống: Hệ luỵ từ việc “nước tốt không chảy vào ruộng khác” - Ảnh 4.

Nhiều mô hình tuyên truyền sáng tạo hiện đang được các địa phương triển khai hiệu quả (ảnh tư liệu)

BS Nguyễn Công Khanh, Chi Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Giang thì cho biết, Chi cục DS-KHHGĐ đã kiện toàn và thành lập Ban Quản lý mô hình ở các cấp, thành lập 44 câu lạc bộ với các đối tượng tham gia là những người công tác ở các tổ chức hội cấp xã, thôn, bản và Câu lạc bộ Tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở trường học. Các câu lạc bộ được tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, thu hút hơn 34.000 lượt người tham gia trao đổi, thảo luận các vấn đề về: Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật; tác hại, hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; cách thức phòng ngừa và giải quyết các vụ việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thực hiện tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị, cuộc họp của thôn, xã...".

Ngoài ra, Chi cục còn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề cho Ban Chủ nhiệm của 44 câu lạc bộ; tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các xã thực hiện mô hình nhằm tạo cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, học tập những cách làm hay, chia sẻ những khó khăn, cách giải quyết vướng mắc trong thời gian hoạt động để mô hình đem lại hiệu quả.

Tỉnh Yên Bái xác định, do đặc điểm của công tác dân số hiện nay cũng như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nên việc đổi mới hình thức tuyên truyền hết sức cần thiết. Ở Yên Bái tuyên truyền trực tiếp cho học sinh trong các trường học. Để làm được điều này, tỉnh Yên Bái, đặc biệt là huyện Mù Cang Chải đã phối hợp với các trường học tổ chức nhiều buổi nói chuyện, tuyên truyền cho học sinh hiểu về những ảnh hưởng khi anh, chị em trong gia đình lấy nhau; những hệ lụy từ hôn nhân nhân cận huyết thống và tảo hôn. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng tới từng hộ dân đã giảm thiểu tình trạng hôn nhân cận huyết và tảo hôn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dân số.

H.MinhM.Nhật
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top