Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 1 tháng, 9 ca vào viện vì liên cầu khuẩn lợn

Thứ ba, 08:07 06/03/2018 | Y tế

GiadinhNet - Dù đã được cảnh báo rất nhiều lần, nhưng gần đây số lượng bệnh nhân vào viện cấp cứu vì nhiễm khuẩn liên cầu lợn tăng cao. Nhiều bệnh nhân trong số này vào viện trong tình trạng nặng, không có bảo hiểm y tế (BHYT), tiên lượng sống dè dặt.


Bệnh nhân Vũ Văn B điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: T.Nguyên

Bệnh nhân Vũ Văn B điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: T.Nguyên

Chỉ giết mổ, không ăn sản phẩm từ lợn cũng bị dính bệnh nặng

Điều trị tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) đã được 4 ngày, bệnh nhân Vũ Văn B (60 tuổi, ở Nghĩa Hưng, Nam Định) vẫn chưa hết đau đớn. Rải rác toàn thân bệnh nhân B nổi ban tím, đỏ, tập trung nhiều ở vùng chân, bàn tay, mặt. Thậm chí, có chỗ còn nổi phồng, nứt nẻ. Các đầu ngón tay, chân có hoại tử, gáy cứng. Theo các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân B được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai, nhập viện trưa ngày 2/3 với chẩn đoán nhiễm trùng máu, suy thận do nhiễm liên cầu lợn. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó 10 ngày, ông B có mổ thịt lợn, 6 ngày sau bệnh nhân bị sốt cao 39-40oC, da nổi ban hoại tử, không đại tiện, tiểu tiện được.

“Hiện bệnh nhân tỉnh táo, còn nhiều ban hoại tử, nhưng với tình trạng suy thận của bệnh nhân B, chiều 5/3, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, dự kiến phải mất 3 tuần”, BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu thông tin. Bệnh nhân B không có BHYT. Dù chi phí thuốc cho bệnh nhân không đáng kể nhưng theo BS Trung Cấp, do bệnh nhân phải lọc máu nên chi phí điều trị, ông B sẽ phải trả khoảng 40-50 triệu đồng.

Từ ngày 15/1 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận tới 9 ca liên cầu lợn. 100% trong số này là nam giới, ở tuổi trung niên, hầu hết không có BHYT. Đặc biệt, có nhiều ca vào viện trong dịp Tết vừa qua. Trong số 9 ca liên cầu lợn vào viện, có 5 ca thể nhiễm trùng máu, 4 ca thể viêm màng não mủ. 40-50% trong số này có khai thác tiền sử liên quan ăn tiết canh hoặc ăn thịt lợn ốm, số còn lại, bệnh nhân và người nhà không khai. “Đáng lưu ý, nhiều người khai chỉ mổ lợn thôi cũng bị nhiễm liên cầu lợn, nhiều người trong số đó có tiền sử nghiện rượu, cơ địa yếu, gia đình kinh tế khó khăn nên mỗi đợt điều trị xong, gia đình hoàn toàn kiệt quệ”, BS Trung Cấp thông tin thêm.

Theo BS Trung Cấp, với những ca nhiễm liên cầu lợn thể viêm màng não mủ, việc điều trị ít nhất phải mất tới 3 tuần, còn với thể nhiễm trùng máu, phác đồ điều trị sẽ tuỳ vào bệnh nhân sốc hay suy đa phủ tạng hay không. “Nếu có tình trạng sốc, suy tạng thì phải tuỳ vào tạng suy đó là tạng nào để hỗ trợ theo tạng đó. Ví dụ: Suy hô hấp phải thở máu, suy thận hay gan phải lọc máu. Tiên lượng điều trị hay chi phí sẽ tùy vào số lượng tạng suy và mức độ suy. Có những ca chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng”, BS Trung Cấp cho biết. Chưa kể, nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi hoặc để lại những biến chứng nặng nề.

Lợn nhà nuôi, “cắp nách”, thả rông chưa hẳn đã sạch

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: Viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết...

Vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hoá và sinh dục của lợn. Khuẩn này có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

Bệnh lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da… Theo thống kê, khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.

Theo Bộ Y tế, năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, năm 2017 có khoảng 20 ca vào viện với chẩn đoán liên cầu lợn.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm Âm lịch. Lý do vì nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết, nhu cầu sử dụng thịt lợn lên cao, thậm chí nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn.

Các chuyên gia cảnh báo một quan niệm của người dân cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn “cắp nách”, thả rông là lợn “sạch”, do đó có thể ăn tiết canh, đây là quan điểm sai lầm. Bởi bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. “Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao”, Cục Y tế dự phòng cho biết.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có phương tiện phòng hộ.

Khi sốt cao (40 - 41oC), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ... có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong. Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trên người có thể vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Sau khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh vẫn có thể bị mắc lại.

Cách phòng tránh nhiễm liên cầu lợn

- Chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

- Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

- Những người có vết thương hở, phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

- Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

(Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 3 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Y tế - 5 ngày trước

Trước ngày diễn ra đám cưới 1 tuần, chú rể bất ngờ bị bệnh nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Lạng Sơn.

Top