Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hỏi đáp chuyên gia: Làm thế nào để phát hiện và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ?

Thứ sáu, 08:00 30/08/2019 | Sống khỏe

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) nếu được kiểm soát tốt sẽ không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, cả mẹ lẫn thai nhi đều có thể phải chịu những biến chứng khó lường.

Điều quan trọng nhất, theo PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) chính là tầm soát để phát hiện sớm và có các biện pháp kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Những tư vấn cụ thể của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức quan trọng phòng ngừa bệnh lý này.

Hỏi:

Thưa bác sĩ,

Tôi năm nay 28 tuổi, hiện đang đang mang bầu tuần 12. Gia đình lại có tiền sử ĐTĐ nên tôi lo lắng không biết mình có bị ĐTĐTK không. Xin bác sĩ cho biết tôi nên thực hiện các xét nghiệm nào để kiểm tra? Trong trường hợp nếu mắc ĐTĐTK, việc này có nguy hiểm không và tôi cần làm những gì để kiểm soát ĐTĐTK, phòng ngừa các biến chứng?

Trần Thị Ngọc Thủy

Đáp:

Để có sự kiểm soát tốt nhất với ĐTĐTK, người phụ nữ nên bắt đầu quan tâm đến vấn đề này từ thời điểm mới lập gia đình và có ý định mang thai. Bởi lẽ, nếu điều chỉnh được một số vấn đề như dinh dưỡng, lối sống, cân nặng… ngay từ ban đầu (khi chưa mang thai) thì quá trình mang thai sẽ an toàn hơn, tránh được việc mắc ĐTĐTK hoặc nếu mắc cũng kiểm soát được tốt hơn.

Có thể chia các ra thành 2 nhóm: nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐTK.

- Nhóm nguy cơ thấp được hiểu là nhóm những người từ trước khi mang thai đã có cân nặng lý tưởng, không bị thừa cân; có chế độ dinh dưỡng phong phú, thói quen ăn nhiều rau củ, chất xơ; có tập luyện thể dục thường xuyên; độ tuổi thời điểm mang thai dưới 35; trong gia đình không có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc ĐTĐ.

- Ngược lại, nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐTK là nhóm phụ nữ: gia đình có bệnh sử mắc ĐTĐ (có cha mẹ, anh chị em ruột mắc ĐTĐ); mang thai khi trên 35 tuổi; trước khi mang thai bị thừa cân, béo phì, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, những người có tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc tiền sử sinh con trên 4kg...

Hỏi đáp chuyên gia: Làm thế nào để phát hiện và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ? - Ảnh 1.

Tất cả phụ nữ mang thai cần được làm xét nghiệm đái tháo đường ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ

Để biết có mắc ĐTĐTK không, thai phụ cần thực hiện việc tầm soát ĐTĐTK. Nhóm nguy cơ cao cần được khám và xét nghiệm ĐTĐTK ngay trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu của thai kỳ) và theo dõi chặt chẽ suốt quá trình mang thai sau đó. Trong trường hợp thai phụ thuộc nhóm nguy cơ thấp thì cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ĐTĐTK vào tuần thứ 24-28 thai kỳ.

Hiện tại, chưa thể khẳng định bạn có mắc ĐTĐTK hay không, nhưng theo bệnh sử gia đình thì bạn rơi vào nhóm nguy cơ cao và cần chủ động đi khám, xét nghiệm ĐTĐTK sớm. Đó là bước quan trọng đầu tiên để phát hiện, kiểm soát và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu mắc ĐTĐTK, làm thế nào để kiểm soát?

Nếu mắc ĐTĐTK và không được kiểm soát, không có quá trình theo dõi, điều trị thích hợp thì sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé khi sinh, cũng như khi bé đã trưởng thành.

Cụ thể, một khi mắc ĐTĐTK, người mẹ và em bé đều có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ bị ĐTĐTK sẽ chuyển thành ĐTĐ type 2 sau 10-20 năm. Những em bé có mẹ mắc ĐTĐTK thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ĐTĐTK đáng sợ đến mức khiến bạn phải lo lắng, căng thẳng. Trên thực tế, nếu thai phụ mắc ĐTĐTK kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất và tái khám thường xuyên thì hoàn toàn có thể sinh nở mẹ tròn con vuông, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Để kiểm soát tốt ĐTĐTK, bạn cần thực hiện tốt các việc sau:

- Bạn nên theo lời khuyên của bác sĩ để thiết lập chế độ hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, làm sao để đạt được cân nặng và chỉ số đường huyết chuẩn trong thai kỳ.

- Về dinh dưỡng, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường để đảm bảo tăng trưởng cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ… Chế độ ăn nên đủ các nhóm thực phẩm là gạo hoặc ngũ cốc, thịt cá, trứng; rau xanh; trái cây…. Nên chọn loại thức ăn có nhiều chất xơ và các hạt nguyên cám như gạo lức, gạo mầm, ngũ cốc. Nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt và nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 bữa trong ngày (ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn thông thường và ba bữa phụ) để tránh đường huyết tăng vọt.

- Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi, đồng thời giúp quản lý đường huyết. Đây là một biện pháp rất hữu ích để người mẹ kiểm soát tốt được ĐTĐTK.

PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương)



photo-1

Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Glucerna của Abbott, có hệ bột đường giải phóng chậm và có chỉ số GI thấp, đã được chứng minh lâm sàng phù hợp cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, hỗ trợ ổn định đường huyết và hạn chế đỉnh đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, Glucerna còn chứa 28 vitamin và khoáng chất mang đến dinh dưỡng đầy đủ và cân đối phù hợp với phụ nữ mang thai bị ĐTĐ.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 10 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top