Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh lớp 1 và 2 thi trực tuyến liệu có thực sự cần thiết?

Thứ hai, 12:36 02/08/2021 | Xã hội

Con thi trực tuyến, bố mẹ cũng phải thi cùng. Học sinh lớp 4, 5 có thể tự giác làm bài và thành thạo các thao tác trên máy tính, nhưng với học sinh lớp 1 và 2, điều này không dễ.

Những ngày gần đây, nhiều trường tại Hà Nội tổ chức cho học sinh kiểm tra cuối kỳ sau một thời gian "treo lịch thi" do dịch Covid-19, trong đó có cả các trường tiểu học.

Bố mẹ "toát mồ hôi" khi con thi trực tuyến

Chị Phương Mai (Long Biên, Hà Nội) có con học lớp 1 vừa trải qua bài thi trực tuyến chia sẻ: "Thi trực tuyến cả mẹ cả con đều vất vả để hoàn thành bài thi. Các con lớp 1 quen đọc chữ to, nhưng chữ trên đề thi ở máy tính lại quá bé, các con rất dễ nhìn sai. Chưa kể học sinh lớp 1 còn chưa quen với những thao tác trên máy tính nên mất rất nhiều thời gian để đọc được đề thi. Đang thi, máy tính lại bị lỗi, bố mẹ vội vàng đăng nhập bằng iPad cho con thi tiếp, bị gián đoạn nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của con. Nhưng khi dùng bằng iPad, truy cập vào link của cô cho để thi, camera tự động tắt, lại bị cô nhắc vì sợ gian lận khi thi. Có bạn không làm được bài thì vừa làm vừa khóc, mẹ phải ngồi bên cạnh dỗ".


Học sinh lớp 1 và 2 thi trực tuyến liệu có thực sự cần thiết? - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh cho rằng không nên thi trực tuyến với những lớp học sinh còn quá nhỏ. Ảnh minh họa.

Chị Hoàng Minh có con học tại một trường tiểu học quận Hai Bà Trưng cho biết trước khi thi chính thức vào tuần tới, vài ngày trước, nhà trường đã tổ chức cho thi thử trên máy tính. Với phần thi viết chính tả, cô đọc và các con nghe, viết lại sau đó bố mẹ sẽ chụp ảnh gửi cho cô chấm điểm. Nhưng do đường truyền mạng không ổn định nên có khi cô đang đọc thì lại bị gián đoạn, các con rất khó nghe để tập trung viết theo.Chị Phương Mai cũng cho rằng với những học sinh lớp 4, 5, khi các con đã có thể sử dụng thành thạo máy tính, có ý thức tự giác làm bài thì có thể áp dụng hình thức thi trực tuyến. Với những lớp nhỏ hơn như lớp 1, lớp 2, việc thi trực tuyến không thực sự hiệu quả.

Anh Nguyễn Quang Khải (Ba Đình) cũng cho biết do dịch bệnh nên gia đình anh đã gửi con về quê với ông bà cách đây hơn 1 tháng, hiện nay Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 nên anh cũng không tiện về quê đón con. Đến khi nhà trường thông báo sẽ thi trực tuyến, vợ chồng anh lại phải hoay hoay hướng dẫn ông bà, nhờ các bác ở nhà để hỗ trợ con khi thi.

"Ở quê, không phải nhà ai cũng có laptop hay máy tính bảng, nên để chuẩn bị cho buổi thi, phải đi mượn máy tính từ trước, trong buổi thi thử, không có bố mẹ ở cạnh hướng dẫn nên con cũng run và lúng túng hơn. Với những lớp học sinh còn quá nhỏ, việc học trực tuyến đã khó khăn và kém hiệu quả, thì việc thi càng khó khăn hơn nữa. Qua những bài thi chớp nhoáng chỉ 30 phút, có khi đã mất đến 10-15 phút nghẽn mạng, liệu có đánh giá được hết năng lực của các con. Chưa kể nghỉ dịch 1 thời gian dài, nhiều con bị rơi rớt kiến thức nên sẽ khó khăn hơn trong việc thi cuối kỳ", anh Khải nói.

Cân nhắc việc xét lên lớp thay vì thi trực tuyến

Phụ huynh Nguyễn Thu Thủy (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, con gái chị đang học lớp 3 và vừa trải qua buổi thi thử học kỳ vài ngày trước sau thời gian dài nghỉ hè. Buổi thi chính thức sẽ được cô giáo thông báo cụ thể vào tuần tới. Chị Thủy cho biết sau nhiều ngày không đến trường, việc ôn tập lại những kiến thức trong năm học để thi là khó khăn với cả học sinh và phụ huynh.

"Nhiều con trên lớp học rất tốt nhưng đến khi thi thử cũng chỉ đạt 5-6 điểm do kiến thức đã rơi rụng gần hết lại không được các cô hướng dẫn trực tiếp. Bố mẹ giúp con ôn tập ở nhà cũng không thể hiệu quả bằng cô giáo. Nhiều khi cho con học mà cả nhà căng thẳng.

Khi thi thử, dù cô giáo đã chọn khung giờ thi từ 18h30-19h30 để đỡ nghẽn mạng nhưng đường truyền vẫn bị gián đoạn. Thời gian làm bài 2 môn Toán và Tiếng Việt là 60 phút, trừ thời gian lỗi mạng, cô giáo làm trật tự phòng thi online thì chỉ còn khoảng 40 phút làm bài. Thời gian ngắn, nhiều con rất hoảng, mất bình tĩnh khi thi. Chưa kể với những học sinh nhỏ tuổi, chưa quen thao tác trên máy tính, luôn phải có bố mẹ ngồi cạnh hướng dẫn. Con phải ngồi ngay ngắn trong suốt thời gian thi, không quay ngang quay dọc, với trẻ nhỏ nhiều con sẽ cảm thấy căng thẳng, khó chịu", chị Thủy cho biết.

Qua quá trình thi thử, chị Thủy cho rằng việc thi trực tuyến với những học sinh còn quá nhỏ là không hiệu quả, gây những áp lực không cần thiết cho trẻ.

Phụ huynh này nói nên chăng cân nhắc việc xét lên lớp cho học sinh những lớp đầu cấp 1 thay vì thi như hiện nay.

Cô Nguyễn Kim Ngọc, Hiệu trưởng một trường Tiểu học tại Hà Nội, cho rằng với những học sinh lần đầu làm quen với việc thi trực tuyến, hay những học sinh lớp 1, lớp 2 còn nhỏ sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía bố mẹ và thầy cô khi thi.

Trước một số ý kiến cho rằng nên bỏ qua bài thi cuối kỳ và xét cho học sinh lên lớp để tránh một kỳ thi online chưa thực sự hiệu quả và áp lực cho học sinh tiểu học, cô Ngọc nói điều này có thể thực hiện trong 1 năm học, nhưng cũng cần tính đến những kịch bản xa hơn, trường hợp những năm tiếp theo, học sinh vẫn tiếp tục bị gián đoạn việc học do dịch bệnh hay những điều kiện khách quan khác thì việc cho các em làm quen với thi trực tuyến là cần thiết.

Để thi trực tuyến được hiệu quả, cô Ngọc cho rằng các trường cần chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, đường truyền Internet cũng như cần tập huấn giáo viên, hướng dẫn phụ huynh để có thể đồng hành cùng con.

"Về nguyên tắc nếu không thi các cô sẽ khó đánh giá, cho điểm các con cuối kỳ, không thi nhiều con cũng sẽ có tâm lý không học. Nhưng việc thi trực tuyến trong mùa dịch có thể khiến nhiều học sinh lần đầu làm quen với phương thức này bỡ ngỡ, khó khăn, nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho các em, luôn động viên, đồng hành và giáo viên tuyệt đối không được gây áp lực cho các con và phụ huynh trong kỳ thi này", cô Ngọc nói.

Theo VOV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 26 phút trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip đánh ghen khiến cộng đồng xôn xao. Theo chuyên gia pháp lý, đây là hành vi vi phạm pháp luật, những người tham gia đánh ghen rất dễ dính vào vào lao lý.

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT khi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định lần đầu phải trả phí dịch vụ lập hồ sơ kiểm định cho đơn vị đăng kiểm.

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Thời sự - 1 giờ trước

Tại hiện trường vụ sạt lở, đồi núi bị đào xới nham nhở, quần áo, vật dụng của các nạn nhân nằm vương vãi khắp nơi.

Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa 3 phương tiện trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 1 xe máy bị rò rỉ xăng, bốc cháy dữ dội giữa phố.

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản người dùng Facebook, sau đó bán các tài khoản có giá trị cao, nhóm do Đặng Đình Sơn cầm đầu đã thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Người dân đi qua khu vực ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Dù con trai chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bà Lan vẫn giao xe dẫn đến vụ tai nạn làm một người chết.

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Khó khăn trong cung ứng nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cùng với năng lực nhà thầu thi công..., 4 dự án giao thông trọng điểm ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Dù đã hoàn thiện, tuy nhiên hơn 23.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Trị đến nay vẫn đang phải 'cất kho' tại cơ quan nhà nước vì chưa có người đến nhận.

Top