Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hoại tử da nặng nề vì đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy: Chuyên gia lưu ý trước khi làm cần nhớ điều này

Chủ nhật, 13:36 27/10/2019 | Sống khỏe

Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, không phải ai cũng có thể đi giác hơi. Nếu nằm trong nhóm người sau đây, bạn tuyệt đối không được giác hơi, tránh những hậu quả đáng tiếc.


Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thông tin, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Th vào điều trị trong tình trạng bị nhiễm trùng loét có dịch mùi hôi lẫn máu, mủ, bị hoại tử da, viêm tấy lan tỏa vùng lưng, có nhiều giả mạc.

Qua hỏi bệnh, bà Th. cho biết, bà vốn có tiền sử bệnh đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp. Gần đây, bà hay bị đau mỏi vai gáy. Nghe người quen tư vấn đi giác hơi sẽ hết đau vai, gáy nên bà đã đến một cơ sở gần nhà để giác hơi 2 lần.

Hoại tử da nặng nề vì đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy: Chuyên gia lưu ý trước khi làm cần nhớ điều này - Ảnh 1.

Nghe người quen mách đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy, người phụ nữ bị hoại tử nặng

Lần đầu, bà Th cảm thấy da lưng bị phồng rộp, đau rát. Đến lần đi giác hơi thứ 2 sau đó ít ngày thì các vùng giác hơi phồng rộp mạnh hơn và viêm loét dần, mưng mủ, da thâm đen. Bà ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống khoảng một tuần nhưng không khỏi, các vùng da viêm loét lan rộng, đau rát không chịu được.

Lúc này bà Th mới đến viện khám. Tình trạng của bà ngay lập tức được chỉ định nhập viện để phẫu thuật cắt lọc da căng cơ vì tổn thương đã nặng nề.

Hiện nay, rất nhiều người tin rằng tác dụng của giác hơi giúp giảm đau , viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn… Không chỉ đến các cơ sở trị liệu, nhiều người còn tự tìm mua bộ giác hơi để thực hiện ở nhà. Người ta tin rằng giác hơi giúp làm tăng lưu thông máu đến khu vực đặt cốc, hỗ trợ làm giảm căng cơ, cải thiện lưu lượng máu tổng thể. Từ đó thúc đầy sự hồi phục của tế bào. Chưa dừng lại ở đó, giác hơi cũng có thể giúp hình thành các mô liên kết mới và tạo ra các mạch máu mới trong mô.

Hoại tử da nặng nề vì đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy: Chuyên gia lưu ý trước khi làm cần nhớ điều này - Ảnh 2.

Giác hơi – Chuyên gia cảnh báo trước khi làm phải tìm hiểu thật kỹ

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, giác hơi là cách dùng hơi nóng tạo thành một áp suất âm trong ống giác, làm ống giác bị hút chặt vào da chỗ giác, từ đó tạo nên những vết giác có cảm giác ấm nóng và hiện tượng xung huyết hoặc tụ huyết để chữa bệnh, giảm mệt mỏi .

Hoại tử da nặng nề vì đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy: Chuyên gia lưu ý trước khi làm cần nhớ điều này - Ảnh 3.

Lương y Bùi Hồng Minh

Giác hơi đặc biệt có hiệu quả với người bị cảm, người đang ốm đau sẽ khỏe mạnh. Mục đích chính của giác hơi là đưa máu độc ra bên ngoài giúp khí huyết lưu thông, thông kinh, hoạt huyết, điều trị trong các trường hợp bị cảm, đau nhức cơ thể. Sau khi giác hơi, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ người hơn

Hoại tử da nặng nề vì đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy: Chuyên gia lưu ý trước khi làm cần nhớ điều này - Ảnh 4.

Giác hơi là cách dùng hơi nóng tạo thành một áp suất âm trong ống giác, làm ống giác bị hút chặt vào da chỗ giác, từ đó tạo nên những vết giác có cảm giác ấm nóng và hiện tượng xung huyết hoặc tụ huyết để chữa bệnh.

Tuy nhiên, vị lương y này cho rằng, mỗi khi bị cảm hay đau nhức, bạn chỉ nên giác hơi 1-2 lần vì nếu lạm dụng sẽ gây nên những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

"Phụ nữ có thai nếu sử dụng giác hơi rất dễ bị sảy thai vì hoạt huyết. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính khác muốn sử dụng giác hơi để cảm thấy dễ chịu hơn cũng là điều không nên. Những đối tượng này khi sử dụng giác hơi sẽ không nhận được tác dụng, thậm chí bị chảy máu, mất máu rất nguy hiểm", ông Minh nói.


Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh ưa chảy máu, sốt cao, co giật, da bị tổn thương, giãn tĩnh mạch, phù toàn thân, lao phổi, thổ huyết, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người quá suy nhược hoặc cơ thể đang quá đói, quá no, quá khát cũng không được sử dụng giác hơi.

Hoại tử da nặng nề vì đi giác hơi chữa đau mỏi vai gáy: Chuyên gia lưu ý trước khi làm cần nhớ điều này - Ảnh 5.

Mỗi khi bị cảm hay đau nhức, bạn chỉ nên giác hơi 1-2 lần vì nếu lạm dụng sẽ gây nên những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Do đó, theo vị lương y này, trước khi tìm đến giác hơi, bạn cần phải hiểu rõ bản chất những cơn đau nhức và sự mệt mỏi trong cơ thể. Đây là một hình thức để xả hơi, những người yếu do bị bệnh nặng thì không được phép sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi tiến hành giác hơi. Tuyệt đối không được tự ý làm tại nhà mỗi khi đau nhức, tránh những hậu quả không đáng có.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top