Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa ra vận động trong thời tiết "nắng mới" nóng ẩm này rất nguy hiểm

Thứ tư, 08:00 29/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đi lại, vận động, tập luyện... trong "nắng mới" - một hiện tượng thời tiết độc hại nếu không đứng cách sẽ bị ốm, và ốm rất nặng.

"Nắng mới" và sự nguy hiểm của độ ẩm cao

“Nắng mới” là từ dân gian gọi thời điểm giao mùa xuân hè, khi nhiệt độ không khí tăng nhanh lại kèm độ ẩm cao, khiến con người mệt mỏi, khó chịu khủng khiếp.

Đó là do thời tiết lệch so với chuẩn 36,6 độ C của cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có thể hiểu nôm na là mùa đông có kèm “gió lạnh” thì tốc độ gió sẽ làm cơ thể cảm thấy lạnh hơn so với nhiệt độ thực tế.

Còn “nắng mới” khi nhiệt độ ngoài trời là 35 độ C, độ ẩm 30% thì cơ thể sẽ bình thường. Nhưng cũng 35 độ C mà độ ẩm lên 65% thì sẽ nóng như thể 47 độ C – đây là loại hình thời tiết độc hại, khiến nhiều người bị ngã bệnh ốm, thậm chí ốm rất nặng vì cơ thể không thích ứng kịp.

“Nắng mới” ấm áp mà có độ ẩm càng cao thì con người cảm thấy nóng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt những thay đổi do cơ chế làm mát của cơ thể triển khai để giảm nhiệt, làm mát cơ thể như toát mồ hôi.

Bình thường mồ hôi toát ra cơ thể sẽ nhẹ nhõm vì cơ thể hạ nhiệt và bay hơi qua da. Nhưng da quyết định tốc độ nước bốc hơi qua da ở độ ẩm tương đối. Còn ở độ ẩm cao da sẽ hạn chế và mồ hôi rất khó bốc hơi nước, vì vậy mồ hôi sẽ túa ra nhưng dấp dính ở da rất khó chịu và không làm mát được cơ thể.

Nhưng cơ thể vẫn nóng bức và còn bị mất nước, muối và các khoáng chất do mồ hôi túa ra. Càng nóng ẩm cơ thể càng mất cân bằng nước và khoáng chất, làm giảm tiết mồ hôi và cô đặc máu, làm tăng áp lực lên máu, khiến nhịp tim và huyết áp tăng, tuần hoàn và hô hấp chậm lại.

Máu sẽ tập trung ở bề mặt cơ thể, ít đến cơ, não và các cơ quan khác trong cơ thể. Sức khỏe thể lực giảm và mệt mỏi xuất hiện nhanh chóng hơn bình thường.

Các vấn đề về tâm thần, sự tỉnh táo cũng bị ảnh hưởng rõ và nguy hiểm hơn, phụ thuộc vào tuổi cũng như thể lực chung của từng người.

“Nắng mới” nhiều căn bệnh hô hấp phát triển mạnh

Các bệnh phát triển mạnh khi “nắng mới” là cảm cúm, đau đầu, đau mắt đỏ hoặc dị ứng.

Theo các bác sĩ, thời tiết độc hại này nguy hiểm vì trẻ em dễ mắc đau họng, sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí bị nôn. Vì vậy khi thấy trẻ sốt, ốm cần đưa đi khám ngay, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trẻ dễ bị đau cả khoang miệng, không mở to miệng bú được nên sẽ quấy khóc liên tục.

Các chứng hay mắc nữa là viêm mũi dị ứng khiến trẻ ngứa, giụi mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ù tai…. Và nhanh biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan…

Vận động trong thời tiết nóng ẩm cũng rất dễ ốm

Việc vận động hay tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho cơ thể. Nhưng đó là với thời tiết bình thường. Còn khi "nắng mới", thời tiết nóng ẩm lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

- Luyện tập trong thời tiết nóng bức (nếu cơ thể chưa được làm nóng trước) rất dễ bị sẽ gây chuột rút, đặc biệt ở chân, bởi sự mất cân bằng muối ngắn trong cơ thể.

Chứng chuột rút, mệt mỏi dễ xử trí. Nhưng các chứng sau thì dễ gặp nguy hiểm:

- Tập dưới cái “nắng mới” sẽ nhanh chóng bị hạ huyết áp, đến mức ngất xỉu.

- Kiệt sức do nóng làm mất nước, muối hoặc sự thay thế không cân bằng có thể dẫn tới chóng mặt và yếu mệt, trẻ em và người già dễ ốm nặng.

- “Nắng mới” dễ bị say nắng, gây rối loạn thân nhiệt, với các triệu chứng điển hình như lơ mơ, rối loạn tri giác và bất tỉnh.

Nếu thấy các dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, bức bối… nên tạm ngừng hoạt động, làm mát cơ thể để tránh bị kiệt sức, say nắng… dẫn đến bất tỉnh. Những chứng bệnh trên cần có sự chăm sóc y tế ngay lập tức bởi chậm chạp có thể dẫn tới tử vong.

Để phòng tránh bệnh tật

Để phòng tránh bệnh tật trong thời tiết độc hại cần quan tâm tới cơ thể. Hãy:

- Uống đủ nước,

- Bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn,

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở,

- Ra đường cần giữ ấm, tránh để mưa ướt.

Cách bảo vệ cơ thể tốt nhất, đơn giản nhất là uống nhiều nước. Đừng uống các viên muối mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 3 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 12 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 22 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

Top