Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe

Thứ hai, 15:00 25/03/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (Đại học KHTN) cho biết, các hóa chất có trong đũa mà cư dân Trung Quốc đang xôn xao lo ngại như: Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite không đáng lo ngại. Đây là các chất khí bay ngay khi xông và nếu còn lưu lại như sodium sulfite thì sau một thời gian ngắn cũng sẽ bay hết.

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe 1

Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.Ảnh: P.T

 
Chất độc hại lưu lại cực nhỏ
“Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilon bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng”.
 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Theo khảo sát của PV trên nhiều tuyến phố, chợ ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Thành Công, Nghĩa Tân, Hà Đông, các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ, đũa dùng một lần không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan.

Tại các chợ lẻ, các cửa hàng, hoạt động mua bán đũa dùng một lần diễn ra vẫn bình thường. Mọi người dễ dàng mua đũa dùng một lần với giá rất rẻ, từ 12.000-15.000 đồng/bó 50 đôi.

Nhân viên một cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại chợ Đồng Xuân cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi cũng đọc được thông tin đũa dùng một lần từ Trung Quốc có chứa hóa chất. Nhưng lượng khách mua vẫn nhiều, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng vài trăm tới hàng nghìn đôi, chủ yếu là các quán ăn và đám cưới dùng…”.

Theo PGS Trần Hồng Côn, đũa dùng một lần được làm bằng tre non ngấm nước tốt nên rất dễ bị nấm mốc. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, người sản xuất thường sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hóa chất. Phương pháp sấy khô ít được sử dụng hơn vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hóa chất được sử dụng phổ biến hơn. Lưu huỳnh là chất có thể được sử dụng bởi giá thành rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản...

Đũa dùng một lần được khử bằng lưu huỳnh (khi đốt giải phóng SO2 – dioxit lưu huỳnh). Khí SO2 có thể lưu lại trên bề mặt đũa, người sản xuất thường đem phơi để bay mùi. Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), trước đây đã từng có xét nghiệm cho thấy trong đũa dùng một lần có hàm lượng SO2. Các loại đũa, tăm tre hay các sản phẩm được sản xuất từ tre, gỗ, nứa thường được xông SO2 để diệt mốc. Đây là chất khử rất mạnh, diệt nấm mốc rất tốt.

Sau khi xông, khí SO2 tồn dư trên đũa dưới dạng hòa tan sẽ dễ dàng bị phân hủy ở ngay điều kiện bình thường nên ít có hại cho người dùng. Lưu huỳnh tồn dư trong những sản phẩm đũa, tăm tre cực kỳ nhỏ. Sử dụng để gắp thức ăn sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng với những người sản xuất ngửi trực tiếp nhiều khí này sẽ bị ảnh hưởng.

Sử dụng đũa nấm mốc còn độc hại hơn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm: Việc sử dụng tăm đũa mốc hay thuốc mốc còn độc hại hơn nhiều so với độc tố của SO2. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn. Chất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Còn việc ngâm đũa ra nước màu vàng nếu không có mùi hắc thì không phải là SO2. Thường trong tre non có nhiều chất hòa tan, sau một thời gian dễ bị phân hủy tạo ra màu vàng khi ngâm vào nước.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nhận diện đũa dùng một lần sấy nhiều lưu huỳnh rất dễ bởi mùi của khí rất đặc trưng. Khi bóc lớp nilon đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần loại bỏ những đồ ăn hay vật dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilong bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng.

Hà My

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top