Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hòa Bình: Tỷ số giới tính khi sinh “hạ nhiệt” nhờ nhiều giải pháp tốt

GiadinhNet - Là một trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao nhất cả nước, Hòa Bình đã từng bước nỗ lực triển khai các hoạt động can thiệp. Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đến nay, TSGTKS tại Hòa Bình đã có chiều hướng giảm rõ rệt.

Nhiều gia đình vẫn cố đẻ con trai

Những năm gần đây, Hòa Bình là tỉnh nằm trong top 10 các tỉnh, thành phố có TSGTKS cao nhất trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ năm 2016, TSGTKS của Hòa Bình là 115,3 trẻ em trai/100 trẻ em gái, năm 2017 con số này là 115,1/nữ; cao hơn mức trung bình của cả nước năm 2017 là 112,4 /100.


Cán bộ Chi cục DS/ KHHGĐ tổ chức truyền thông, tư vấn tại xã Dân Chủ (TP Hòa Bình).

Cán bộ Chi cục DS/ KHHGĐ tổ chức truyền thông, tư vấn tại xã Dân Chủ (TP Hòa Bình).

Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) trầm trọng là do bất bình đẳng giới, quan niệm phải có con trai để "nối dõi tông đường”, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Vì vậy, bằng nhiều cách, nhiều gia đình vẫn cố để có con trai, thậm chí gây áp lực giữa thế hệ trước với thế hệ sau, giữa chồng với vợ... Khoa học công nghệ càng phát triển khiến sự lạm dụng trong việc lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng lan rộng. Không ít người dân mách nhau các biện pháp để có con trai từ siêu âm chọn ngày rụng trứng, đến chế độ ăn, uống thuốc, phương pháp cấy phôi… Một nguyên nhân nữa là một số huyện chưa quan tâm đúng mức, thiếu quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DS-KHHGĐ; công tác tuyên truyền, giáo dục về MCBGTKS chưa tốt.

Mặc dù Bộ Y tế đã cấm các cơ sở y tế công bố giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhưng dường như không có tác dụng. Các phòng khám thông báo giới tính thai nhi cho các thai phụ bằng nhiều hình thức như ám hiệu, nói bóng gió... Trong mấy năm qua, lực lượng thanh tra chuyên ngành của Chi cục không bắt, xử phạt được trường hợp nào.

Ngày 17/9, đoàn kiểm tra của Tổng cục DS- KHHGĐ đã có buổi làm việc với tỉnh Hòa Bình về việc kiểm tra thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016-2025.

Tại đây, Đoàn kiểm tra ghi nhận những khó khăn trong quá trình thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn như: Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa thấy rõ được hệ luỵ cũng như tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của tình trạng MCBGTKS. Việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm liên quan tới việc lựa chọn giới tính thai nhi rất khó thực hiện.

Quan niệm nhận thức trong nhân dân có con trai nối dõi tông đường vẫn đang là rào cản, ảnh hưởng lớn đến việc cân bằng giới tính hiện nay. Chưa có chính sách khuyến khích cụ thể cho gia đình sinh con một bề là gái, vay vốn tín dụng chính sách xã hội học tập và lập nghiệp… Đoàn đã góp ý với Ban chỉ đạo Công tác dân số tỉnh Hòa Bình về công tác truyền thông có thể sử dụng mạng xã hội để vận động tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Vận dụng cơ chế chính sách, tập quán địa phương để thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hiệu quả.

TSGTKS “hạ nhiệt” nhờ nhiều giải pháp tốt

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, tình trạng MCBGTKS ở Hòa Bình đã giảm. Từ 2016 đến nay, ngành Y tế đã tổ chức 20 lớp tập huấn với 800 học viên tuyến cơ sở nhằm cung cấp thông tin, kỹ năng tuyên truyền, vận động về giới và giới tính khi sinh, các nội dung về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chỉ đạo thực hiện 4 phóng sự, 2 toạ đàm trên Đài PTTH tỉnh vào Ngày Dân số Thế giới 11/7, Chiến dịch truyền thông can thiệp giảm thiểu MCBGTKS và Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Tháng Hành động Quốc gia về Dân số. Triển khai các buổi diễu hành cổ động, sản xuất và phân phối các sản phẩm truyền thông cho cấp huyện, xã, phường, thị trấn… Các huyện, thành phố tổ chức mít tinh, toạ đàm, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể điển hình, tổ chức các đợt truyền thông lưu động nhân Ngày Dân số Thế giới, Chiến dịch truyền thông can thiệp giảm thiểu MCBGTKS… 100% các xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ phối hợp với cán bộ văn hoá xã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống loa đài, băng rôn, khẩu hiệu, truyền thông nhóm…

Trong 6 tháng đầu năm nay, TSGTKS của Hòa Bình là 113,7 nam/100 nữ, giảm 2,7 điểm % so với cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2017 là 116,4%). TSGTKS trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm ở tất cả các huyện. Theo khảo sát tại một số huyện có TSGTKS cao của tỉnh 7 tháng năm nay đều giảm so với cùng kỳ năm 2017: Huyện Yên Thủy, TSGTKS là 112 nam /100 nữ (cùng kỳ năm 2017 là 119 nam /100 nữ); huyện Lương Sơn TSGTKS là 106 nam /100 nữ (cùng kỳ năm 2017 là 117 nam /100 nữ).

Bà Nguyễn Thị Minh Phương cho biết: Trong thời gian tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục triển khai thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, kiểm soát có hiệu quả tình trạng MCBGTKS, nâng cao chất lượng dân số.

Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chương trình Hành động số 21, ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 21; Quyết định số 545, ngày 26/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dân số tỉnh Hòa Bình”. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện giải pháp nhằm giảm tỷ lệ MCBGTKS. Các huyện cần đề ra giải pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương. Đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi giảm thiểu MCBGTKS. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện nhiệm vụ giảm thiểu MCBGTKS.

Cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai giải pháp MCBGTKS; thực hiện chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.

Năm 2016, TSGTKS của Hòa Bình là 115,3 bé nam/100 bé gái giảm 0,5 điểm % so với năm trước. Năm 2017, TSGTKS là 115,1 bé trai/100 bé gái, giảm 0,2 điểm % so với năm 2016. Dự kiến đến năm 2020, TSGTKS dưới mức 115, đạt yêu cầu đề án đề ra.

T.Thủy – V.Lâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top