Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ho ra máu do... ăn tôm, cua, ốc nướng

Thứ năm, 10:17 27/06/2013 | Sống khỏe

Trong số rất nhiều loại bệnh do ký sinh trùng gây ra, các loại bệnh do sán chiếm một tỷ lệ không nhỏ cả về mức độ gây bệnh, số lượng các cơ quan bị tổn thương cũng như mức độ…, khó về mặt chẩn đoán. Bệnh sán lá phổi có lẽ là một loại hình như vậy.

Chân dung kẻ tàn phá…phổi

Sán lá phổi (Paragonimus) là một loại ký sinh trùng thuộc thuộc lớp sán lá (Trematoda), ngành phụ sán dẹt (Plathelminthes) và nằm trong ngành đa bào Metazoa. Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam loài gây bệnh hay gặp là P. heterotremus.

Sán lá phổi trưởng thành to cỡ bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, dài 7 - 13mm, rộng 4 - 6mm, màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính, nghĩa là trên một con sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Sán chủ yếu ký sinh trong phổi, tạo nang trong các tiểu phế quản của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo. Cũng có trường hợp có nhiều nang sán nối liên tiếp nhau thành chuỗi hoặc tạo thành một hốc nang lớn. Phổi là nơi sán thường ký sinh nhưng cũng có trường hợp sán ký sinh ở dưới da, màng bụng, màng phổi, gan, ruột, tinh hoàn, não... Trứng sán rất nhỏ và có nắp, màu sẫm, dài từ 80 - 100 micromet, chiều ngang từ 50 - 67 micromet, chỉ phát hiện được dưới kính hiển vi.

Ho ra máu do... ăn tôm, cua, ốc nướng 1
  Chu trình truyền bệnh của sán lá phổi sang người từ vật chủ trung gian tôm, cua, ốc.

Sán lá phổi phát triển như thế nào?

Sán trưởng thành đẻ trứng ở phế quản là sán ký sinh. Trứng sán được tống xuất ra ngoài theo đờm do bệnh nhân khạc nhổ ra môi trường xung quanh và tiếp tục phát triển ở các vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc, cua, tôm. Trứng sán sau một thời gian ở dưới nước, thường là 16 ngày (mùa nóng) và 60 ngày (mùa lạnh) sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông sau khi ra khỏi trứng tìm đến những loại ốc thuộc giống Melania để ký sinh. Sau khi xâm nhập ốc, ấu trùng lông phát triển thành bào ấu rồi trở thành những ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi có một bộ phận nhọn ở phía đầu và có thể bơi trong nước để tìm đến ký sinh ở những loại cua và tôm nước ngọt - vật chủ trung gian thứ hai của sán lá phổi. Ở cua, tôm, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng ở cơ ngực. Sau thời gian từ 45 - 54 ngày xâm nhập cua, tôm; nang trùng có thể có khả năng gây nhiễm bệnh cho con người. Nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi. Sau đó, sán trưởng thành lại đẻ trứng, trứng theo đờm ra ngoài và một chu kỳ sán mới lại bắt đầu.

Đặc điểm và biểu hiện của bệnh sán lá phổi

Sán lá phổi không những gây bệnh cho người mà còn gây bệnh cho nhiều loài động vật khác như chó, mèo, lợn, cáo, chồn, chuột... Bệnh phân bố chủ yếu tại các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Philippine, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia... Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, nhưng ở những nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng... (chưa đảm bảo độ chín để diệt sán) hoặc ăn gỏi tôm, cua, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống để chữa bệnh... thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao hơn hẳn.

Các biện pháp dự phòng bệnh sán lá phổi: điều trị tích cực người bị bệnh, quản lý chặt chẽ và xử lý tốt đờm, phân do người bệnh thải ra để ngăn chặn mầm bệnh lây lan cho cộng đồng, tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động người dân tuyệt đối không ăn tôm, cua nước ngọt còn sống, nướng hoặc chưa được nấu chín. Khi có biểu hiện bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị và tư vấn kịp thời.

Sau khi bị nhiễm là giai đoạn sớm tính từ khi nhiễm cho đến khi sán đẻ trứng đầu tiên, trung bình từ 2 - 20 ngày, bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, mẩn ngứa. Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc, một số bệnh nhân thấy đau bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể có ỉa chảy. Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, có thể có đau ngực kiểu màng phổi (thường là hai bên). Sau đó, triệu chứng chủ yếu là ho khan, khạc đờm lẫn máu hoặc màu sô-cô-la. Ho khạc đờm ra máu hay xảy ra vào buổi sáng, tái diễn nhiều lần, vì vậy thường dễ nhầm với lao phổi, ung thư phổi...

Xác định bệnh sán lá phổi thường căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, tính chất dịch tễ (vùng bà con hay mắc bệnh do các tập tục về ăn uống) và xét nghiệm đờm tìm trứng sán lá phổi. Cũng có thể xét nghiệm phân để tìm trứng sán nếu bệnh nhân có nuốt đờm (nhất là ở trẻ em). Các xét nghiệm miễn dịch tìm bằng chứng hiện diện của sán lá phổi hoặc chụp cắt lớp ngực cũng có giá trị chẩn đoán xác định cũng như loại trừ các loại bệnh lý khác như lao, ung thư.

Điều trị

Bệnh sán lá phổi hiện nay được điều trị bằng thuốc praziquantel. Thuốc được dùng đường uống với liều 75mg/kg cân nặng/ngày, chia 3 lần cách nhau khoảng 4 - 6 giờ, dùng trong 2 ngày và uống lúc no. Sau điều trị khoảng 3 - 4 tuần, kết quả xét nghiệm đờm và phân âm tính thì xem như bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Theo TS.BS. Vũ Đức Định
Bệnh viện E TW/SKĐS
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 39 phút trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 5 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 9 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 10 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 12 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 22 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top