Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình “Thiện Nhân và những người bạn”: Rớt nước mắt với câu nói "mẹ ơi, con tự đi tè được rồi!"

Thứ sáu, 11:00 24/06/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Nếu không có những con người ấy, sẽ không có Thiện Nhân và cũng sẽ không có hành trình mà chúng ta nhắc đến hôm nay. Họ là những người gieo mầm nhân ái đang lan tỏa mà tôi và những người hiện tại đang cùng nhau cố gắng nuôi dưỡng”, chị Trần Mai Anh (mẹ nuôi cháu Thiện Nhân) chia sẻ.

Chị Mai Anh - mẹ nuôi bé Thiện Nhân trong Chương trình giới thiệu “10 năm ươm mầm Thiện”. Ảnh: Đức Hoàng
Chị Mai Anh - mẹ nuôi bé Thiện Nhân trong Chương trình giới thiệu “10 năm ươm mầm Thiện”. Ảnh: Đức Hoàng

Xúc động cuộc gặp gỡ “10 năm ươm mầm Thiện”

20/6 là một ngày đầy xúc động tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng khi cuộc gặp gỡ đặc biệt “10 năm ươm mầm Thiện” trong hành trình “Thiện Nhân và những người bạn” diễn ra. Đây là cuộc hội ngộ của những người trong suốt 10 năm đã nối bước nhau, dùng tình yêu bù đắp cho “chú lính chì Thiện Nhân” và hàng trăm trẻ em kém may mắn bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục tại Việt Nam. Buổi gặp gỡ nhằm chia sẻ câu chuyện của những người đã và đang truyền tay nhau, gieo những hạt mầm nhân ái. Từ mảnh đất Quảng Nam, hạt mầm nhân ái “Thiện Nhân” đã lan tỏa rộng khắp trên nhiều vùng đất khác với ước vọng mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những em nhỏ có số phận không may mắn.

10 năm trước, một mầm sống nhỏ nhoi đang có nguy cơ từ giã cõi đời nhưng may mắn đã được cưu mang bởi các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Họ đã nỗ lực cứu sống và nuôi dưỡng em bé bằng tình yêu của những người mẹ, người cha. BS Kiều Trinh (Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam) xúc động kể lại: “Cách đây 10 năm, Bệnh viện tiếp nhận một sinh linh bé nhỏ. Lúc đó, ai cũng bàng hoàng, xót xa khi chứng kiến cảnh em bé sơ sinh bị cụt một chân và mất bộ phận sinh dục. Chúng tôi rơi nước mắt khi thấy cảnh tượng đó bởi em còn quá nhỏ để chịu đựng những vết thương như thế. Sau khi được sơ cứu, em được chuyển qua khoa hồi sức. Trong thời gian đó có nhiều người đến hỏi thăm em. Ai cũng tò mò muốn biết làm thế nào mà một sinh linh bé nhỏ như thế có thể chống chọi được với những tổn thương nặng nề như vậy? Và như có một phép màu, vết thương đó không bị nhiễm trùng mà đã lành lại…”.

Cứu sống được em bé, cán bộ Bệnh viện ai cũng mừng rơi nước mắt. Ban đầu, mọi người trong khoa đặt tên cho em là Thành Nhân với mong muốn sau này lớn lên em sẽ thành người. Nhưng sau đó, có một bác sĩ góp ý là nên đổi tên thành Thiện Nhân hay hơn. Mọi người thấy có ý nghĩa nên cái tên Thiện Nhân ra đời từ đó. “Biết được chuyện, sau đó đã có nhiều người góp sữa, áo quần… để giúp Thiện Nhân. Nhưng cuộc đời của em bước sang trang mới và có bước ngoặt “lịch sử” là từ khi gặp mẹ Trần Mai Anh”, BS Kiều Trinh nói.

Là người trực tiếp hiến máu cứu Thiện Nhân khi đưa vào cấp cứu, BS Đinh Thị Tố Trinh cho biết, lúc đó bà là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam (nay đã nghỉ hưu- PV). Bà kể, hôm đó bà trực lãnh đạo và nhận được thông báo về một ca bệnh nhi cần phải truyền nhóm máu B gấp nhưng máu dự trữ trong bệnh viện không còn. “Tình thế quá cấp bách, lúc đó nếu bệnh nhi không có máu kịp thời thì sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Là người có máu nhóm B nên hôm đó tôi không ngần ngại hiến máu cứu cháu bé. Tôi rất hạnh phúc vì đã làm điều đó. Trải qua 10 năm, giờ tôi có thể nói em Thiện Nhân là một “chú lính chì quá dũng cảm”, BS Tố Trinh tâm sự.

Nghẹn ngào, xúc động chia sẻ quãng đường 10 năm giúp con giành lại sự sống, chị Trần Mai Anh (mẹ nuôi cháu Thiện Nhân) chia sẻ: “Nếu không có những con người ấy, sẽ không có Thiện Nhân và cũng sẽ không có hành trình mà chúng ta nhắc đến hôm nay. Họ là những người gieo mầm nhân ái đang lan tỏa mà tôi và những người hiện tại đang cùng nhau cố gắng nuôi dưỡng. Dù đi đâu thì Thiện Nhân vẫn là người con Quảng Nam”.

"Hành trình Thiện Nhân" đã bắt đầu từ đó, để đến hôm nay sau 10 năm, hàng trăm bác sĩ Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đã đứng bên Thiện Nhân, nỗ lực mang lại cuộc sống tốt đẹp cho em. Hành trình của Thiện Nhân không chỉ được tạo nên bởi bản thân “chú lính chì dũng cảm”, mẹ Mai Anh, ông Greig Craft, cô Na Hương, bác sĩ Roberto de Castro – người đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật khó tại Việt Nam mà không nhận một đồng thù lao nào. “Mầm Thiện” còn được ươm lên từ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam 10 năm về trước bởi rất nhiều người, trong đó có nhiều nhà hảo tâm vô danh.

“Lửa Thiện Nhân” lan tỏa khắp nơi

Câu chuyện về bé Thiện Nhân với hành trình giành giật sự sống, chiến thắng số phận đã khiến hàng vạn người rơi nước mắt. Ảnh: T.L
Câu chuyện về bé Thiện Nhân với hành trình giành giật sự sống, chiến thắng số phận đã khiến hàng vạn người rơi nước mắt. Ảnh: T.L

Theo BS Trần Đình Vinh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, dự án “tái tạo bộ phận sinh dục trẻ em không may” hợp tác giữa Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á đã thực hiện được 4 năm nay và sẽ tiếp tục. “Hành trình Thiện Nhân” đã trải qua chặng đường 10 năm với nhiều khó khăn, gian nan, với nhiều câu chuyện cảm động về thân phận không may của các cháu bé trên mọi miền đất nước. Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, chị Mai Anh, GS Roberto de Castro và các đồng nghiệp, các nhà hảo tâm đã thắp lên ngọn lửa nhân ái để các em xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập vào cuộc sống tươi đẹp như bao trẻ thơ trên thế giới.

“Bốn năm qua, hàng trăm em bé bị dị tật bộ phận sinh dục đã xóa bỏ mặc cảm để đến với chương trình, được khám và phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, bởi GS Roberto De Castro đến từ Ý, đây là một giáo sư rất nổi tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật niệu sinh dục trẻ em. Thông qua các hoạt động khám, tổ chức phẫu thuật, điều trị cho các bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng cũng như các bệnh viện lân cận còn được tham gia chương trình huấn luyện và đào tạo chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật, tái tạo bộ phận sinh dục và các phẫu thuật tiết niệu khác”, BS Trần Đình Vinh cho biết.

Là người trực tiếp tái tạo bộ phận sinh dục cho Thiện Nhân và hàng trăm trẻ khác ở Việt Nam, GS Roberto de Castro chia sẻ, ông rất xúc động và gửi lời tri ân những bác sĩ Việt Nam, đặc biệt là các bác sĩ Quảng Nam trong phút giây đầu tiên đã nỗ lực giành lấy sự sống cho cậu bé. GS Roberto de Castro gặp Thiện Nhân khi gia đình em (mẹ Mai Anh) đưa em tới nước Ý. Lúc đó, các bác sĩ ở đây đã có cuộc thảo luận vì muốn giúp đỡ những em bé có hoàn cảnh tương tự như bé Thiện Nhân.

GS Roberto de Castro chia sẻ: “Tôi vinh dự và vui mừng khi đóng góp một phần công sức của mình cứu sống cậu bé. Sau Thiện Nhân, chương trình của chúng tôi đã thăm khám 600 em nhỏ và phẫu thuật cho gần 200 em. Chúng tôi ưu tiên những em bé bị tổn thương rất nặng, ví như những em bé không phân biệt được trai hay gái, bị tổn thương bộ phận sinh dục. Những em bị nhẹ hơn được chữa trị sau. Tôi đặc biệt nhớ đến một em bé bị rất nặng, sau khi được chữa trị, em bé ấy đã được đến trường, chúng tôi rất vui”.

Những con số ấn tượng và hành trình không mỏi mệt

Hành trình “Thiện Nhân và những người bạn” thuộc Quỹ Phòng chống thương vong châu Á. Dự án được khởi xướng từ việc giúp Thiện Nhân- cậu bé bị bỏ rơi tại một vùng núi của tỉnh Quảng Nam, bị thú hoang ăn mất bộ phận sinh dục và một chân khi vừa chào đời. Em được chị Trần Mai Anh (Hà Nội) nhận nuôi và trong suốt 10 năm qua, Thiện Nhân đã dũng cảm trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để trở lại cuộc sống bình thường.

Sau khi tin tức về ca phẫu thuật thành công của Thiện Nhân được phát đi, rất nhiều gia đình nghèo trên khắp Việt Nam đã tìm đến chương trình để chia sẻ câu chuyện của chính họ. Những khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục vốn không phải là một đề tài được chia sẻ rộng rãi trong xã hội châu Á. Tuy nhiên, câu chuyện của Thiện Nhân đã góp phần thay đổi quan niệm này. Chính từ ý nghĩa đó đã thôi thúc ông Greig Carft (nhà hảo tâm người Mỹ), chị Trần Mai Anh và GS Roberto de Castro đi đến quyết định thành lập dự án.

Tính đến tháng 6/2016, sau 5 năm, chương trình đã có 9 đợt mời GS Roberto de Castro và các bác sĩ từ Ý, Mỹ sang Việt Nam khám tư vấn miễn phí và phẫu thuật cho trẻ em không may mắn. Chương trình đã thực hiện được gần 200 ca phẫu thuật miễn phí và khám tư vấn cho hơn 600 trẻ em không may khiếm khuyết bộ phận sinh dục. Tiếp tục trong khuôn khổ hợp tác này, từ ngày 20 – 24/6, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và GS Roberto de Castro tiếp tục khám và phẫu thuật cho các trẻ khuyết bộ phận sinh dục tại Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng.

“Hồ sơ cứ cao lên từng ngày và chậm thêm một ngày là các em lại thêm những nỗi đau. Tôi không tham vọng là sẽ xoa dịu được tất cả, cũng chẳng dám cam kết rằng bao giờ dự án sẽ kết thúc, nhưng còn một hồ sơ thì chúng tôi sẽ còn tiếp tục. Tôi đã rơi nước mắt khi chứng kiến những em bé thốt lên hạnh phúc: "Bố mẹ ơi, con tự đi tè được rồi!”, chị Trần Mai Anh chia sẻ.

Đức Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top