Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình gần 10 năm chiến đấu với bệnh hen của người cựu quân nhân

Thứ năm, 11:05 11/11/2021 | Sống khỏe

Gần 10 năm sống chung với căn bệnh hen phế quản, lại thêm bệnh tim, dùng đủ loại thuốc uống, thuốc xịt, đi khám chữa nhiều nơi nhưng chú Nguyễn Như Tại - người cựu quân nhân của Tổng cục hậu cần vẫn gọi câu chuyện chữa bệnh hen phế quản của mình là hành trình "dai dẳng" chiến đấu với bệnh tật.

3 năm mới phát hiện mình bị hen phế quản 

"Tôi vô cùng khổ sở với bệnh này"- Chú mở đầu câu chuyện với những ký ức ám ảnh một thời về bệnh hen phế quản. Gần 10 năm trước, chú bắt đầu xuất hiện một đợt ho kéo dài, sau lại thêm khò khè khó thở, chú Tại mua dùng đủ loại thuốc về dùng, đi khám thì nơi nói viêm họng, nơi bảo viêm phế quản. Dùng thuốc mãi không đỡ, sức khỏe giảm sút nhanh, ngoài khò khè khó thở còn bị đau tức dữ dội ở vùng ngực nên chú ra Hà Nội khám thì bị được chẩn đoán hẹp van tim động mạch chủ và viêm phế quản. Chú nằm điều trị tại Viện Tim mạch một thời gian dài, sau khi thay van tim nhân tạo chú về nhà tiếp tục điều trị. Tuy bệnh tim đã ổn định nhưng những cơn ho, khó thở vẫn cứ đeo đẳng, chú lại quay lại Bệnh viện Tim, các bác sỹ cho chú đơn thuốc về điều trị. Chủ yếu là các thuốc kháng sinh, giãn phế quản.

Hành trình gần 10 năm chiến đấu với bệnh hen của người cựu quân nhân - Ảnh 1.

Vợ chồng chú Tại đã có quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh hen phế quản trước khi tìm được loại thuốc điều trị phù hợp

Dai dẳng trong suốt ba năm kể từ khi mổ tim, đến năm 2011, sau ba lần nhập cấp cứu liên tiếp vì khó thở chú mới được chẩn đoán chính xác là hen phế quản. Đơn thuốc, giấy ra viện, sổ khám sức khỏe tích thành cả tập dày, chú bọc kỹ trong túi ni lông để "làm kỷ niệm" về chặng đường 3 năm tìm ra căn bệnh hen phế quản của mình.

Và cũng kể từ khi ấy, trong nhà chú chứa không biết bao nhiêu ống xịt hen. Chú đã uống đủ mọi thứ thuốc rồi, Tây y dạng xịt lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Các loại thuốc bác sỹ kê đơn chất đầy cả tủ mà vẫn không hiệu nghiệm, cơn hen vẫn cứ tái đi tái lại. Mà lạ một nỗi, cơn khó thở nặng là thế, lần nào vào viện cũng phải nằm trên xe đẩy vậy mà người ta chích thuốc là lại bình thường. Về nhà được dăm ba hôm là lại khó thở. Chưa kể lúc nào cũng "khò khè như con gà bị hen, phát chán lên!" – Chú lắc đầu ngao ngán khi nói về bệnh tật của mình.

Không tin thuốc thảo dược trị được hen phế quản 

Cách đây gần 3 năm, chú bắt đầu biết về thuốc hen thảo dược qua một cô dược sỹ gần nhà. Biết thuốc hen thảo dược là thuốc điều trị hen đã được Bộ Y tế cấp phép, thuốc trị hen theo nguyên lý của y học cổ truyền, dù bán tín bán nghi, chú vẫn mua về dùng thử. Dùng được 2 chai, chú dừng luôn vì "thấy hết 2 chai mà chả ăn thua gì nên nghĩ thuốc nó không tác dụng, cứ phải thuốc xịt mới được".

Hành trình gần 10 năm chiến đấu với bệnh hen của người cựu quân nhân - Ảnh 2.

Bệnh hen phế quản là bệnh mạn tính phổ biến tại Việt Nam

Chú quay lại dùng các loại thuốc khác, nhưng được một thời gian thì đến thuốc xịt cũng không đỡ, ám ảnh việc phải nhập viện, chú quay lại tìm hiểu thêm thông tin về thuốc hen thảo dược. Tìm đọc các tài liệu trên mạng và mang thuốc trực tiếp tới nhờ tư vấn của các bác sỹ tại tổng đài ghi trên bao bì hộp thuốc, chú được biết để có hiệu quả, cần dùng thuốc hen thảo dược đủ liệu trình điều trị.

Lần này, xác định thuốc hen thảo dược là hi vọng cuối cùng của mình, chú quyết tâm về dùng kiên trì, vừa dùng thuốc vừa nhờ sự tư vấn, theo dõi điều trị của các bác sỹ qua tổng đài 1800 5454 35, "sau đúng 4 tháng thì bệnh đỡ thật, lúc đó thì tôi hoàn toàn tin vào thuốc hen thảo dược". Hết liệu trình, chú lại tiếp tục dùng thêm 2 -3 tháng nữa cho an tâm. Kể từ thời điểm đó, sức khỏe của chú tốt lên trông thấy, "không thở, không hen, không ho" gì nữa.

Ngoài dùng thuốc chú còn chăm chỉ luyện tập hơi thở để giúp tăng cường chức năng phổi. Ban đầu chú tập thổi bóng bay nhưng mỗi lần thổi thì miệng xanh đỏ tím vàng, lại nghe mọi người nói bóng bay làm từ mủ cao su và các chất phụ gia có thể gây độc hại cho cơ thể nên chú bỏ chuyển sang tập "ê", "a". Mỗi lần "luyện thanh" "ê", "a", mấy đứa cháu lại cười hỏi "ông làm gì thế?" khiến chú ngại, không tập nữa. "Con trai chú thấy vậy nên sắm cho chú cái dàn karaoke, từ đó tới giờ, chú tập hát suốt".

Hành trình gần 10 năm chiến đấu với bệnh hen của người cựu quân nhân - Ảnh 3.

Mục tiêu điều trị hen hiện nay là kiểm soát triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm bệnh xấu đi trong tương lai.

Cũng 3 năm trôi qua, chú đã không còn phải lo lắng gì về bệnh hen phế quản, sức khỏe tốt lên, da dẻ hồng hào. Bệnh tim của chú cũng ổn định nên không chỉ riêng chú mà cả gia đình cũng hết sức vui mừng. Niềm vui của chú bây giờ là ngày ngày chơi cùng các cháu, hát karaoke và đi tập thể thao với các bạn đồng niên quanh khu. Và trong câu chuyện của mình, chú không quên kể về thuốc hen thảo dược "để ai có người thân bị hen như mình thì tìm được thuốc hay ngăn ngừa được bệnh hen phế quản".

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 7 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 8 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 12 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 13 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top