Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình 10 năm ròng chạy chữa "tìm con" của vợ chồng vô sinh

Thứ tư, 09:00 02/09/2015 | Dân số và phát triển

10 năm ròng rã ngược xuôi Nam Bắc, đôi vợ chồng trẻ gần như đã tuyệt vọng và cạn kiệt sức lực trong hành trình "tìm kiếm" đứa con nối dõi cho gia đình.

Nỗi ám ảnh “vô sinh thứ phát”

Trong ngôi nhà khang trang, rộng rãi tại Tứ Kỳ, Hải Dương, vợ chồng anh T, chị H hạnh phúc ngắm nhìn hai người con của mình chơi đùa. Tuổi chị kém anh đúng một con giáp, hai người ở cùng quê rồi vô tình gặp nhau qua lời giới thiệu của người bạn. Trong đám bạn ấy, cũng chẳng ai có thể ngờ, hai người lại yêu nhau nhanh đến vậy, giống như là định mệnh. Năm 17 tuổi, chị sinh cho anh một bé gái xinh xắn, đáng yêu.

Chị H (32 tuổi) nhớ lại: “Khi đó, chúng tôi yêu nhau mãnh liệt lắm, quấn lấy nhau không rời. Chồng tôi là đích tôn của dòng họ nên khi biết tôi có thai, anh ấy rất vui mừng, hào hứng. Nhưng tôi chỉ mới 17 tuổi - cái tuổi còn quá trẻ để lấy chồng và làm mẹ. Cuối cùng, sau nhiều đắn đo suy nghĩ chúng tôi vẫn quyết định sinh đứa bé và phải làm đám cưới chui. Khi đó, kinh tế rất khó khăn, vợ chồng tôi chủ yếu đi buôn thời vụ để sống qua ngày. Vì thế chúng tôi quyết định “kế hoạch”, đợi khi nào kinh tế khá giả hơn sẽ tính đến chuyện sinh bé thứ hai. Hơn nữa, thời gian đó tôi vẫn còn trẻ và khỏe mạnh, chẳng bao giờ chúng tôi nghĩ đến vấn đề vô sinh”.

Sau khi con cứng cáp, vợ chồng chị H gửi ông bà nội trông giúp, hai người trên chiếc xe máy “cà tàng”, đèo bồng đủ thứ, ngược xuôi khắp nơi để buôn bán. Khoảng hai năm sau, anh T theo chân một số công trường xây dựng, rồi dần dần anh vươn lên làm chủ thầu, từ công trình nhỏ, đến những công trình lớn, anh phát triển đội ngũ công nhân của mình ngày một rộng rãi, lớn mạnh hơn.

Vô sinh thứ phát - nỗi ám ảnh của rất nhiều cặp vợ chồng

Anh T chia sẻ: Vì anh là con trai độc tôn nên sau khi sinh bé đầu, gia đình liên tục thúc giục vợ chồng anh sinh thêm con. Sau này, khi kinh tế đã không còn là vấn đề lớn lao nữa, vợ chồng anh quyết định “thả” để sinh thêm bé. Nhưng rồi, tháng này qua tháng khác, vợ anh đều không có bất kì sự “thay đổi” nào.

"Một năm sau, tôi đưa vợ lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám, bác sĩ kết luận vợ tôi thuộc dạng vô sinh thứ phát, bị xoắn buồng trứng, tử cung lạnh nên rất khó để thụ tinh. Nhận kết quả xong, vợ tôi khóc ngất ở bệnh viện. Sau đó, vợ tôi được mổ thông buồng trứng hai lần nhưng đều không có kết quả khả quan”. anh T. ngậm ngùi.

Sau hai lần mổ không thành công, vợ chồng chị H lần tìm các địa chỉ chữa vô sinh, ai mách đâu vợ chồng chị cũng đến, khắp dải đất hình chữ S này dường như nơi nào cũng có dấu chân của anh chị.

Anh T kể: “Có lần vợ chồng tôi còn vào tận Tây Ninh để tìm thầy thuốc. Lang thang trong đó suốt ba tuần lễ liền để chữa cho vợ, mà cuối cùng vẫn chẳng có kết quả gì. Chúng tôi đi khắp nơi, đi nhiều đến nỗi hiện giờ tôi cũng không nhớ rõ mình đã gặp bao nhiêu thầy, đã đặt chân đến bao nhiêu tỉnh thành. Bên cạnh việc thuốc thang, các hình thức tâm linh, cúng bái gì vợ chồng tôi cũng đều thử qua hết. Suốt 3-4 năm trời ròng rã như vậy, tổng số tiền bỏ ra cũng 400-500 triệu, chúng tôi thực sự đã rất mệt mỏi và nản lòng”.

Chị H. tâm sự, khi đó, chị mới ngoài 20 tuổi, mấy năm trời không có thai, mọi người thi nhau đồn đại chị được ăn sung mặc sướng, không phải làm gì nên lăng nhăng với người nọ, người kia, bởi vậy mới không sinh được nữa. "Bản thân người trong cuộc đã chịu đựng nỗi khổ tâm, nhưng những người thân, người quen, bạn bè, đôi khi, vì vô tình hoặc cố ý lại làm cho “vết thương” của những người như chúng tôi thêm đau đớn”, chị H. xúc động.

"Con là tài sản vô giá"

Sau một thời gian dài chạy chữa, thuốc thang không khỏi, anh chị quyết định quay trở lại bệnh viện để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Lại tiếp tục mấy năm ròng rã, anh cần mẫn chở chị đi khắp các nơi, đến khắp các bệnh viện lớn nhỏ để làm thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bất thành. Chẳng biết bao nhiêu lần chuyển phôi, chọc trứng lại bị ối dịch rồi thất bại.

Chị H nhớ lại: “Năm 2011, sau hai năm thụ tinh thất bại, cuối cùng lần này cũng có kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, khi tôi mang bầu được bốn tháng lại bị sẩy thai. Mọi giấc mơ, hy vọng dường như sụp đổ, tan vỡ hoàn toàn. Đến năm 2012, vợ chồng tôi quyết định sẽ thực hiện ca cấy ghép cuối cùng và may mắn đã mỉm cười với lần "chót” này. Ngày tôi nhận tờ thông báo kết quả có thai, hơn nữa lại là song thai, mọi thứ xung quanh chúng tôi cứ như mờ dần đi vì những giọt nước mắt hạnh phúc”.

Chị H. hạnh phúc bên con trai sau gần 10 năm ròng chữa vô sinh

Một tháng sau, do một thai trong bụng chị yếu lưu, bác sĩ đã quyết định phải bỏ một thai để cứu cái thai còn lại. Rút kinh nghiệm lần sẩy thai đầu tiên, lần này chị không dám đi lại nhiều, chủ yếu chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường. Con đường từ nhà đến viện khám sức khỏe định kỳ có lẽ là con đường quen thuộc và sợ hãi nhất vì sau nhiều năm chạy chữa không thành, sức khỏe của chị đã yếu đi nhiều. Chồng và người thân trong gia đình đều dành hết thời gian để chăm sóc chị từng chút một. Ngày chị sinh, mọi thứ như “ngàn cân treo sợi tóc”, đến khi bé trai cất tiếng khóc trào đời, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

Chị H xúc động: “Khi con chào đời, mọi nỗi đau đớn của tôi đều tan biến hết. Những mệt mỏi, vất vả của gần chục năm ròng rã chạy chữa, những tủi hờn của mọi lời đàm tiếu, gièm pha, mọi lời nguyền rủa, ghét bỏ… tất cả trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, với tôi, đã nhẹ nhàng trôi qua như một cơn gió, chẳng còn chút vướng bận gì. Cho đến khi sinh bé thành công, tổng chi phí cũng hết đến một tỷ. Có thể chúng tôi trắng tay về kinh tế, nhưng bù lại, tài sản vô giá nhất mà chúng tôi có được chính là hai đứa con".

Mặc dù y học hiện đại đã chữa trị thành công cho rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, nhưng đã có không ít cặp vợ chồng vì không chịu nổi áp lực và sự mệt mỏi nên đã từ bỏ nỗ lực để có con hoặc phải ly hôn. Câu chuyện về hành trình chữa bệnh vô sinh của anh T và chị H cho thấy, khi có niềm tin và sự bền bỉ, thì sự thành công và niềm hạnh phúc nhất định sẽ đến.

Tôi bước chân ra về, tiếng chào, tiếng cười của những đứa trẻ vẫn giòn giã…!

Theo Minh Hồng
Nguoiduatin

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Top