Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng trăm ổ mủ áp xe trên da đầu sau khi cấy tóc nhân tạo

Thứ năm, 09:00 18/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau khi cấy tóc sinh học ở một trung tâm thẩm mỹ với giá gần 200 triệu/lần, vài tháng sau, quanh ổ chân tóc cấy của anh H.A (Hà Nội) đã bị áp xe, viêm nhiễm liên tục.


Kiểm tra để cấy tóc cho bệnh nhân. Ảnh: P.V

Kiểm tra để cấy tóc cho bệnh nhân. Ảnh: P.V

Cấy tóc nhân tạo, mỗi sợi 2 USD

Anh H.A (32 tuổi, ở Hà Nội) bị hói từ lâu do gene di truyền. Công việc kinh doanh bắt buộc anh phải liên tục giao tiếp, gặp gỡ nhưng anh rất mặc cảm, khó chịu vì bị hói mảng rộng phần trên trán bên trái.

Được giới thiệu quảng cáo sẽ sở hữu mái tóc dày, tự nhiên, chắc chắn, không biến chứng, anh đến một trung tâm thẩm mỹ lớn ở Hà Nội để cấy tóc sinh học (cấy tóc nhân tạo) với giá hơn 2 USD/sợi.

Được vài tháng, chưa thấy tóc dày đâu, trên đầu anh H.A đã tạo hàng trăm ổ áp xe trên da đầu, viêm nhiễm liên tục. Sợi tóc nhân tạo được cấy đã bị gãy mủn. Tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán toàn bộ vùng cấy tóc của anh bị phản ứng với dị vật, tạo áp xe quanh ổ chân tóc. Điều khó khăn là vì tóc nhân tạo bị mủ nên việc lấy các sợi tóc ra khó. Hơn thế, việc điều trị sau khi lấy tóc cấy rất lâu, hàng trăm ổ sẹo trên phần cấy tóc sẽ không thể điều trị thêm.

TS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đây là một trong hai trường hợp Bệnh viện phải “giải quyết hậu quả” sau những lần bệnh nhân đi cấy tóc ở cơ sở tư nhân.

Theo TS Vũ Thái Hà, nhu cầu cấy tóc để điều trị hói đầu là thực tế ở nhiều người, đặc biệt là nam giới. “Nam giới thường bức xúc vì hói đầu hơn phụ nữ vì hói ở nam bị lộ hơn ở nữ. Họ thường bị hói vùng chữ M và đỉnh đầu. Ở nữ có thể dùng nhiều biện pháp che chắn vùng hói như đội tóc giả, xoăn tóc, làm phồng còn nam giới thì không”, TS Vũ Thái Hà nói. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị hói đầu hiện nay không cho hiệu quả ngay, hoặc lâu dài, trong khi rất tốn kém.

Ngoài hậu quả do phản ứng với dị vật (cấy nang tóc nhân tạo mới) gây áp xe, các bác sĩ da liễu cho biết không ít trường hợp “dở khóc dở cười” vì cấy tóc.

Cấy tóc hiện nay có 2 dạng, tự thân và nhân tạo (sinh học). Với cấy tóc tự thân, nếu kỹ thuật viên cắt quá nhiều vùng tóc cho (lấy tóc từ vùng này để cấy sang phần khác), thì người cấy tóc sẽ bị sẹo giãn trên da đầu. Thường khi cắt (thường cắt ngang một dải da đầu hoặc cắt chéo), nếu người cắt ở mức độ nhỏ sau khi khâu lại sẽ tạo thành đường khâu nhỏ, đẹp. Còn nếu quá tham phần tóc cho, khi khâu lại sẽ làm căng da đầu, tạo thành sẹo giãn rất xấu. Với nam giới càng dễ lộ vì tóc ngắn.

Một tai nạn khác khi cấy tóc tự thân là khi thực hiện cắt vùng tóc cho, số lượng tóc chết nhiều, kỹ thuật tách nang tóc có đúng hay không hay lại bỏ mất phần gốc của nang tóc. Khi cắt nang tóc, tỷ lệ nang tóc sống nếu tốt là khoảng 70-80%, còn thường chỉ khoảng 10-20%. Lúc đó, cấy xong thì tóc chết rất nhiều, tóc sẽ rụng hết.

Hói đầu là bệnh và phải điều trị từng cá nhân

“Hói đầu” là bệnh do nội tiết và thường mang yếu tố gia đình. Đó là do sự tăng nhạy cảm quá mức của các hormone sinh dục nam và alpha-reductase (một loại men) ở vùng da đầu phía trước cao hơn so với ở vùng da đầu phía sau. Hiểu một cách đơn giản, nội tiết tố nam tác động làm chân tóc teo đi, gây ra rụng tóc.

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây tóc rụng, chủ yếu chia thành 2 loại: Rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Trong đó, rụng tóc không sẹo bao gồm: Rụng tóc thể mảng (tóc rụng nhanh, rụng hoàn toàn để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, nặng hơn có thể khiến tóc, lông rụng toàn bộ); hoặc do tật nhổ tóc; do bệnh giang mai, do nấm ở da đầu…

Các chuyên gia khẳng định, với rụng tóc có sẹo thì da đầu mất đi hoàn toàn khả năng mọc tóc. Các nang lông lúc này đã bị phá hủy hoàn toàn thì không thể có một liệu pháp nào có thể chữa trị được. Còn với loại rụng tóc không sẹo, theo vị chuyên gia này, việc điều trị có thể mang lại hiệu quả song cũng không hề đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin vào các quảng cáo sản phẩm điều trị rụng tóc, hói đầu nên mua dùng. Kết quả, gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương thường xuyên ghi nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước, mẩn đỏ… Nguyên nhân là do viêm da tiếp xúc, dị ứng với thành phần dược liệu trong các sản phẩm điều trị rụng tóc, hói đầu.

TS Vũ Thái Hà cho biết, nếu bị mất hết nang tóc thì bệnh nhân phải dùng nang tóc mới cấy vào. Các kỹ thuật viên sẽ cấy bằng các nang tóc mới đầy đủ các thành phần, còn lại nếu còn nang tóc thì sẽ dùng nhiều công nghệ kích thích nang tóc phát triển.

Trước đây, bệnh nhân có thể dùng các thuốc xịt, tiêm để kích thích dinh dưỡng, mạch máu phát triển, nhưng hiệu quả đạt được hạn chế, chỉ khoảng 20-30%. Gần đây, các thuốc này có thêm các yếu tố tăng trưởng từ huyết tương nhưng cũng chỉ giúp cung cấp yếu tố tăng trưởng.

Nam giới mắc bệnh hói, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc ức chế tác động của nội tiết, khiến chân tóc khỏe hơn và tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, việc điều trị có thể không đem lại hiệu quả lâu dài, nhiều bệnh nhân dễ bị tái phát, rụng tóc trở lại sau khi ngừng điều trị.

Các bác sĩ khuyến cáo, điều cần lưu ý là việc sử dụng thuốc điều trị hói trong trường hợp do ức chế tác động nội tiết tố nam nên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nam bệnh nhân phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị liệu pháp này.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

Sống khỏe - 16 giờ trước

Những người không đáp ứng được nhu cầu protein hàng ngày sẽ phải đối mặt với một loạt các triệu chứng thiếu protein. Đọc bài viết để biết thêm về các dấu hiệu thiếu hụt protein không nên bỏ qua.

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 23 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Top