Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng nghìn trẻ sẽ tránh được nguy cơ tử vong nếu có đủ cô đỡ thôn bản

Thứ sáu, 14:56 24/10/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vượt lên rào cản của những hủ tục lạc hậu, những khó khăn về kinh tế, sự ngăn cản của không ít gia đình, những cô đỡ thôn bản ở các tỉnh miền núi đang ngày đêm thầm lặng đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển chung của y tế nơi đây.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà các cô đỡ thôn bản tại huyện Mường Nhé, Điện Biên. Ảnh: X.T
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà các cô đỡ thôn bản tại huyện Mường Nhé, Điện Biên. Ảnh: X.T

Vượt qua mọi rào cản

Trong chuyến công tác dài ngày cùng Đoàn của Bộ Y tế tại các tỉnh Trung du- miền núi phía Bắc, chúng tôi đã may mắn được tiếp xúc, trò chuyện với các cô đỡ thôn bản - những người làm công tác y tế thầm lặng tại các bản làng xa xôi của đất nước.

Bên mái nhà sàn thuộc xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng cô đỡ thôn bản Giàng Thị Chu (SN 1992). Người phụ nữ Mông mới ngoài 20 tuổi này đã có tới hai năm làm công tác đỡ đẻ cho bà con. Nói về lý do vì sao lại chọn công việc này, chị Chu thật thà: “Lý do đơn giản thôi mà! Mình thấy chị em khi sinh đẻ khổ quá. Mỗi lần sinh con, nhiều người không chịu tới trạm xá, mà ở tại nhà rồi mời thầy cúng đến làm lễ, người nhà tự đỡ đẻ với các phương pháp rất thủ công. Có nhiều trường hợp bé sơ sinh tử vong vì do người đỡ đẻ không đúng cách. Thương đồng bào quá, nên mình quyết tâm đi học để giúp đỡ bà con...”

Lời nói chân chất, thật thà của người phụ nữ Mông  khiến chúng tôi rất khâm phục. Ít ai biết rằng, để có thể làm nghề đỡ đẻ, những cô đỡ thôn bản như chị Giàng Thị Chu đã phải vượt qua biết bao rào cản của những hủ tục, định kiến. Đáng buồn hơn, không ít gia đình đã phản đối không cho con em, vợ mình làm công việc này bởi thu nhập quá thấp mà suốt ngày phải đi...

Kể về kỉ niệm trong các lần đi đỡ đẻ tại bản sâu, chị Giàng Thị Chu xúc động: “Khó khăn, vất vả vô cùng các anh à!”. Có những hôm, nửa đêm chị Chu nghe thấy tiếng gọi thất thanh ngoài cổng. Chạy ra thì thấy một người đàn ông tới nhờ chị đỡ đẻ cho vợ. Chị Chu lấy vội đồ nghề rồi tức tốc tới nhà thai phụ. Có những hôm mưa gió, đường lầy lội, lại giữa đêm khuya, chị Chu lại phải nhờ chồng đưa đi. May mắn là chồng chị rất hiểu và thông cảm cho công việc đặc thù của vợ. Anh chính là chỗ dựa vững chắc giúp chị có thêm động lực và niềm tin để bám trụ với nghề.

Tận tình giúp đỡ đồng bào là thế, nhưng cũng có trường hợp chị Chu gặp phải sự phản ứng của gia đình thai phụ. Họ cho rằng, phương pháp chị áp dụng rườm rà, phức tạp(?!). Nếu để họ thuê thầy cúng thì... sẽ nhanh hơn nhiều. Chị Chu lại phải nhẹ nhàng, kiên trì khuyên bảo và giải thích cho người dân.

Cần nâng cao chế độ hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản

Chị Lò Thị Món- hộ sinh tại Trạm Y tế xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (đồng thời là người quản lý các cô đỡ thôn bản) cho biết: Từ ngày mô hình cô đỡ thôn bản được triển khai và đi vào hoạt động, tình trạng tử vong sau sinh giảm đáng kể. Hiện tại tính riêng trên địa bàn xã Nậm Kè có 6 cô đỡ. Đây là tỉ lệ cao so với nhiều bản làng khác ở Điện Biên.

Chúng tôi đã có dịp theo chị Món, chị Chu tới nhà người dân để tuyên truyền về công tác  DS-KHHGĐ, làm mẹ an toàn. Cử chỉ ân cần, cách nói chuyện nhẹ nhàng của các chị đã khiến bà con dần dần tin tưởng.

Tại Hội nghị “Tăng cường chất lượng công tác y tế các tỉnh miền núi phía Bắc” vừa được tổ chức tại Điện Biên, ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có những ý kiến rất tâm huyết về mô hình cô đỡ thôn bản. Ông Vinh đánh giá cao mô hình này, vì nó đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho họ còn quá thấp. Trước đây chỉ 50.000 đồng/tháng. Từ đầu năm 2014 đến nay đã tăng lên được 200.000 đồng/tháng.

Theo đề xuất, kiến nghị của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, cần phải nâng mức hỗ trợ đối với mỗi cô đỡ thôn bản lên tối thiểu 600.000 đồng/tháng. Đây cũng là việc làm cấp thiết trước mắt để làm sao có thể giữ chân được lực lượng này để chị em yên tâm công hiến.

Các chuyên gia y tế cho biết: Nếu một tỉnh có khoảng 70 cô đỡ thôn bản mà mức trợ cấp 600.000 đồng/tháng đối với mỗi cô thì một năm cần 720 triệu đồng. Nếu mỗi cô thực hiện 5 ca đỡ đẻ một năm thì sẽ có khoảng 350 trẻ sơ sinh thoát khỏi nguy cơ tử vong do tục lệ sinh đẻ tại nhà của người dân.

 

Bằng ý chí, nghị lực và tấm lòng nghĩ đến bà con, những cô đỡ thôn bản như chị Chu đã quyết tâm khăn gói vượt quãng đường hơn 200km từ Mường Nhé về TP Điện Biên để theo học khóa đào tạo 6 tháng nghiệp vụ tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe tỉnh. Khóa học đã giúp họ có cơ hội được tiếp xúc với những phương pháp đỡ đẻ hiệu quả và an toàn.

Xuân Thắng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top