Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng?

Thứ ba, 11:19 19/12/2023 | Dân số và phát triển

Hầu hết phụ nữ đều có kinh một tháng một lần. Tuy nhiên có một số phụ nữ lại có kinh hai lần mỗi tháng, đây có phải là dấu hiệu nghiêm trọng hay không?

Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, cứ sau 28 ngày và kéo dài 3 - 4 ngày. ThS. BS Lê Quang Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững – VietHealth cho biết, chu kỳ kinh trong khoảng 21 ngày là điều bình thường.

Ngoài chu kỳ kinh nguyệt thông thường, phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường hoặc ra máu lấm tấm, trông giống như một vài đốm máu màu nâu đỏ kéo dài từ 2 đến 7 ngày hoặc hơn. Một số phụ nữ có thể thấy hiện tượng ra máu kéo dài vài ngày rồi dừng lại và tái phát vào giữa tháng. ThS. BS Lê Quang Dương cho biết thêm, đốm màu đỏ hoặc nâu nhạt cũng có thể xảy ra vào giữa chu kỳ hoặc trong quá trình rụng trứng .

Mặc dù không có gì lạ khi có một số đốm ngoài thời kỳ bình thường của phụ nữ nhưng việc có hai đợt chảy máu liên tục riêng biệt trong tháng là không bình thường. Bất kỳ hiện tượng chảy máu hoặc ra máu giữa hai kỳ kinh nguyệt ngắn (ít hơn 21 ngày) đều được coi là bất thường.

1. Nguyên nhân gây ra hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng?

Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng?- Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ có hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng.

Theo ThS.BS Lê Quang Dương, việc có hai kỳ kinh trong một tháng có thể khiến nhiều phụ nữ lo lắng nhưng điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân cơ bản cũng như các lựa chọn điều trị. Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, những nguyên nhân phổ biến nhất khiến kinh nguyệt không đều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và gián đoạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Thuốc tránh thai , steroid, tuyến giáp và thuốc chống loạn thần
  • Tiền mãn kinh/mãn kinh
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Thai kỳ
  • Tập thể dục quá mức
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất gây nghiện
  • Đặt vòng tránh thai gần đây
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Polyp/u xơ cổ tử cung, tử cung
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Ung thư cổ tử cung, tử cung

2. Giải pháp nào cho phụ nữ hai kỳ kinh trong một tháng?

ThS.BS Lê Quang Dương cho biết, hiểu nguyên nhân gây chảy máu bất thường là bước đầu tiên trong việc điều trị và kiểm soát tình trạng chảy máu ngoài ý muốn trong tháng. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị kinh nguyệt không đều có thể liên quan đến liệu pháp nội tiết tố để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát căng thẳng có thể giúp thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh và sức khỏe tổng thể.

Nếu sự mất cân bằng nội tiết tố là gốc rễ của vấn đề kinh nguyệt thường xuyên, thì có nhiều hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác nhau có thể giúp điều chỉnh chu kỳ. ThS.BS Lê Quang Dương giải thích: Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố giúp rút ngắn thời gian, số lượng và lưu lượng máu kinh, đồng thời ngăn ngừa chảy máu bất thường.

Thuốc tránh thai đường uống không chỉ là một biện pháp tránh thai mà còn giúp máu kinh nguyệt của đều đặn và kiểm soát tình trạng chảy máu giữa chu kỳ. Vòng tránh thai progesterone cũng là một lựa chọn, vì nó làm cho máu lưu thông ít hơn hoặc không có, đồng thời kiểm soát tình trạng chảy máu bất thường.

ThS. BS Lê Quang Dương lưu ý: Nếu phụ nữ không thể thực hiện biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, có nhiều phương pháp điều trị tự nhiên hơn để xem xét trong hai kỳ kinh trong một tháng, bao gồm phản hồi sinh học (liệu pháp cung cấp thông tin sinh học trong từng thời điểm giúp bệnh nhân có thể tự kiểm soát cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe) và châm cứu.

Đối với các tình trạng bệnh mạn tính như Hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, thuốc hoặc thủ thuật phẫu thuật có thể được khuyến nghị để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Tương tự như vậy, ung thư nội mạc tử cung có thể cần phải phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

3. Khi nào phụ nữ nên đi khám khi có hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng?

Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng?- Ảnh 3.

Khi phụ nữ có hai kỳ kinh nguyệt trở lên trong cùng một tháng và có các triệu chứng khác, đã đến lúc nên đi khám. Ảnh minh họa: Internet

ThS. BS Lê Quang Dương cho biết, chu kỳ kinh nguyệt cho biết về sức khỏe tổng thể, vì vậy điều quan trọng là phụ nữ phải chú ý đến cơ thể của mình. Khi phụ nữ có hai kỳ kinh trở lên trong cùng một tháng và có các triệu chứng dưới đây nên đi khám ngay:

  • Tim đập nhanh
  • Cảm thấy quá nóng hoặc lạnh
  • Khó ngủ
  • Giảm hoặc tăng cân bất thường
  • Rụng tóc
  • Đau vú
  • Mệt mỏi
  • Đau vùng chậu hoặc co thắt tử cung
  • Thay đổi mùi âm đạo hoặc dịch tiết
  • Những thay đổi cảm xúc đột ngột như trầm cảm hoặc lo lắng

ThS.BS Lê Quang Dương cho biết thêm, nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài, nên thực hiện xét nghiệm máu và khám sức khỏe. Các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều có thể bao gồm xét nghiệm thai bằng nước tiểu, máu, bảng nội tiết tố tuyến giáp, buồng trứng và testosterone, nồng độ insulin trong máu, xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục, siêu âm vùng chậu và khám vùng chậu.

Thăm khám thường xuyên cũng có thể giúp phát hiện và quản lý mọi tình trạng tiềm ẩn có thể góp phần gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc chảy máu tử cung. Với sự đánh giá và điều trị thích hợp, nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều và chảy máu tử cung có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.

4. Biện pháp khắc phục tại nhà điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt

Để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, phụ nữ cần lưu ý 4 điều sau:

Tập yoga

Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng?- Ảnh 4.

Tập yoga có nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ.

Yoga có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các vấn đề kinh nguyệt khác nhau. Tập yoga chức năng thể chất được cải thiện, ít đau cơ thể, sưng tấy, đau ngực và ít chuột rút hơn. Ygoga làm giảm nồng độ hormone liên quan đến kinh nguyệt không đều, làm giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Những thay đổi về cân nặng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nặng cân, việc giảm cân có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, giảm cân quá mức hoặc thiếu cân cũng có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Đó là lý do tại sao việc duy trì cân nặng vừa phải lại quan trọng.

Những người có kinh nguyệt và béo phì cũng có nhiều khả năng có kinh nguyệt không đều và bị chảy máu và đau nhiều hơn. Điều này là do tác động của tế bào mỡ lên hormone và insulin.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có nhiều lợi ích sức khỏe có thể giúp ích cho kỳ kinh nguyệt. Nó có thể giúp đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải và thường được khuyên dùng như một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang vì hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra kinh nguyệt không đều.

Bổ sung vitamin hàng ngày

Vitamin D thường được bổ sung vào một số thực phẩm, bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thông qua việc bổ sung.

Có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt bằng nguồn thực phẩm chứa vitamin B , vitamin B-6 có thể làm giảm chứng trầm cảm tiền kinh nguyệt. Phụ nữ dùng vitamin B6 và canxi mỗi ngày sẽ giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên khi sử dụng thực phẩm bổ sung bất kỳ loại vitamin hoặc chất bổ sung mới nào vào chế độ ăn uống của mình nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý dùng.


Bảo Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top