Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long”

Thứ ba, 09:16 12/10/2021 | Xã hội

Đối với một siêu đô thị mà ngay cái tên đã mang nghĩa là “thành phố trong sông” (Hà Nội) thì những cây cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ về giao thông mà còn ở khía cạnh phát triển kin…

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 1.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 2.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 3.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 4.

Đối với một siêu đô thị mà ngay cái tên đã mang nghĩa là “thành phố trong sông” (Hà Nội) thì những cây cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ về giao thông mà còn ở khía cạnh phát triển kinh tế xã hội. Theo các chuyên gia, việc phát triển những cây cầu là giải pháp căn cơ và dài hạn nhằm giải quyết bài toán ách tắc, cũng như kết nối giao thông liên vùng thủ đô. Nghĩa là sẽ không chỉ có thủ đô hưởng lợi mà các tỉnh thành ven Hà Nội cũng có điều kiện phát triển, giải phóng quỹ đất cũng như sức ì cho cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Từ cây cầu Long Biên lịch sử hơn 100 năm về trước, tới những cây cầu đặt dấu mốc của thời kỳ Đổi Mới như Thăng Long, Chương Dương, rồi giờ là Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân hay sắp tới là Trần Hưng Đạo, thủ đô được kỳ vọng sẽ thực sự cất cánh như ước vọng “rồng bay lên” của các bậc tiền nhân từ nghìn năm trước.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 5.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 6.

18 công trình đường bộ


vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, trong tương lai Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội, trong đó 7 cầu đã xây dựng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh; cải tạo nâng cấp cầu Long Biên thành cầu cho đường bộ đi riêng; cầu Việt Trì – Ba Vì kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C thuộc địa phận Thủ đô Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Trong thời gian tới Hà Nội sẽ dự kiến triển khai xây dựng mới 10 cầu là: Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc – Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh).

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 7.

Cầu Long Biên trước có tên là cầu Doumer (tên của vị Toàn quyền Đông Dương thời xây dựng cầu). Cầu do Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel ở Paris (Pháp) thiết kế, được Pháp xây dựng từ năm 1889, hoàn thành vào năm 1902.

Cầu có 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ bê tông cao tới 40 m (tính từ móng), phần cầu thép dài 1.682 m, đường dẫn xây bằng đá dài 896 m, ở giữa là dành cho xe lửa, hai bên cầu là phần đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Với cấu trúc như vậy, cầu Long Biên đã trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới thời đó, và là cây cầu có độ dài thứ hai trên thế giới (sau cầu Brooklyn của nước Mỹ).

Có thể nói, khi cầu Long Biên được xây dựng, giao thông Hà Nội đã rất thuận lợi, hướng phát triển mạnh lên các tỉnh phía Bắc, từ Hải Phòng lên Lào Cai. Cây cầu cũng là khởi điểm đầu tiên minh chứng Hà Nội có vai trò với cả vùng, cả nước.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 8.

Vị trí: Ba Đình-Hoàn Kiếm-Long Biên Kiểu cầu: Cầu thép, cầu giàn Thông số kỹ thuật: Dài 2.290m, Rộng 30,6m, Cao 43,5m Khởi công: 1898 Thông xe: 1902

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 9.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 10.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được khởi công xây dựng ngày 26/11/1974 và chính thức khánh thành ngày 9/5/1985, sau 11 năm thi công. Cầu được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt-Xô.

Cầu Thăng Long được xây dựng nhằm tăng thêm khả năng kết nối của Hà Nội sang bên kia sông Hồng vốn chỉ có mỗi cầu Long Biên đã quá tải.Cầu được khởi công xây dựng trên đất làng Vẽ, hay còn gọi là Kẻ Vẽ, bây giờ gọi là phường Đông Ngạc thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và công nghệ của chuyên gia Trung Quốc và Liên Xô.

Lần đầu tiên người thợ cầu Việt Nam được tiếp xúc với nhiều vấn đề tổ chức thi công và phương pháp kỹ thuật mới, trong đó tiêu biểu là đắp đảo bằng bao tải, thay thế khung vây cọc ván thép để xây dựng móng giếng chìm cỡ lớn rộng 18m và bịt đáy trụ cầu ở một độ sâu 40 mét trong nền địa chất sét, cát, sỏi cuội.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 11.

Vị trí: Từ Liêm-Đông Anh Kiểu cầu: Kết cấu thép, cầu dẫn bằng dầm bê tông cốt thép Thông số kỹ thuật: Dài 3.500m,  Rộng 21m Khởi công: 1974 Thông xe: 1985

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 12.

Tên cầu lúc khởi công (ngày 10-10-1983) là “Cầu treo mùa xuân”, sau đó, được đổi tên thành cầu “Chương Dương”.

Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, từ năm 1985 đến nay, cầu Chương Dương đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô.

Vị trí: Hoàn Kiếm-Long Biên Kiểu cầu: Cầu thép & bê tông Thông số kỹ thuật: Dài 1.230m, Rộng 19m (4 làn) Khởi công: 1983 Thông xe: 1985

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 13.

Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. 

Cầu Thanh Trì bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).

Vị trí: Hoàng Mai-Long Biên Kiểu cầu: Bê tông cốt thép dự ứng lực Thông số kỹ thuật: Dài 3.084m, Rộng 33m (6 làn), Cao 30m Khởi công: 2002 Thông xe: 2007

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 14.

Cầu Vĩnh Tuy công trình lần đầu tiên do Hà Nội tự thực hiện và giao cho Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm chủ đầu tư, quản lý dự án.

Cách cầu Chương Dương 2,5km về phía hạ lưu, cầu Vĩnh Tuy có vai trò rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn giao thông nội đô, góp phần hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 2 của thành phố.

Vị trí: Hai Bà Trưng-Long Biên Kiểu cầu: Cầu dầm hộp bê tông Thông số kỹ thuật: Dài 2.690m, Rộng 38m (4 làn) Khởi công: 2005 Thông xe: 2010

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 15.

Cầu Nhật Tân là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam.

Kết cấu của cây cầu thuộc loại hiện đại của thế giới, với 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu, năm trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính của Hà Nội.

Vị trí: Tây Hồ-Đông Anh Kiểu cầu: Cầu thép dây văng Thông số kỹ thuật: Dài 3.900m, Rộng 43m (8 làn), Cao 110m Khởi công: 2009 Thông xe: 2015

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 16.

Cầu Trần Hưng Đạo là một trong số 6 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống đã được Hà Nội xác định là hướng kết nối trọng điểm nhằm phát triển đô thị về phía Bắc sông Hồng.

Khi công trình được hoàn thành sẽ mở thêm một lối lưu thông, kết nối thẳng vào trung tâm thành phố giảm tải cho các cầu: Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy và Thanh Trì; góp phần đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển kinh tế, góp phần kết nối hai bờ của sông Hồng đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông Thủ đô theo hướng hiện đại.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 17.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 18.

Mới đây Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận giao Công ty cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

Tại quyết định này, Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Him Lam phải hoàn thành công tác lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký văn bản.

Theo tờ trình đề xuất của Công ty cổ phần Him Lam gửi thành phố Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức BOT. Vị trí cầu Trần Hưng Đạo được nghiên cứu xây dựng nằm ở khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Điểm đầu tại ngã 5 Trần Hưng Đạo-Trần Thánh Tông thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên.

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km. Mặt cắt cầu đảm bảo 6 làn xe cơ giới, đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô 1 làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư, đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 6 làn xe.

Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 8.938 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tham gia là 4.204 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư BOT khoảng 4.204 tỷ đồng… Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm. Tiến độ thực hiện dự kiến từ năm 2022-2025.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Thành phố mới giao cho Him Lam nghiên cứu, tất cả các vấn đề về vốn, thu phí… đều chỉ là dự kiến. Khi có phương án chính thức và Quyết định đầu tư sẽ công bố cho người dân được biết.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 19.

Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI – Bộ Giao thông Vận tải) đã đưa ra 3 phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.

Phương án 01

Người chủ soái

TEDI cho biết, ý tưởng chính của phương án kiến trục này từ hình tượng vị tổng tư lệnh Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt xuất của triều Trần.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 20.

Bố cục tháp chính giữa tượng trưng cho Trần Hưng Đạo, các tháp biên tượng trưng cho toàn quân đoàn kết, hướng về người chỉ huy. Trụ tháp chính giữa có kiến trúc khác biệt với 4 trụ tháp hai bên, gợi nhớ hình ảnh 5 vị tướng giỏi nhất thời Trần gồm: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư.

Phương án này mang phong cách đương đại với đường nét mạch lạc khỏe khoắn, tạo hình mạnh mẽ hiên ngang, lấy cảm hứng từ đường nét võ khí và quân phục Việt cổ.

Phương án 02

cánh hạc bay

Theo TEDI, phương án này lấy ý tưởng từ câu nói nổi tiếng “Chim hồng hạc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh” của Trần Hưng Đạo, nói lên ý nghĩa về sức mạnh đoàn kết.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 21.

Cảm hứng từ câu danh ngôn đưa đến ý tưởng về một kết cấu vừa phóng khoáng như chim hạc, vừa là kết hợp hài hòa giữa các bộ phận cấu thành để tạo nên một thể hoàn chỉnh.

Ba vòm chính mềm mại tương phản với 4 tháp nghiêng hai bên, tương hỗ, neo giữ nhau, tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, như tinh thần hài hòa âm dương.

Phương án 3

Xứ đông dương

Theo TEDI, cầu Trần Hưng Đạo với tiêu chí là cầu có tính chất văn hóa, kết nối địa danh lịch sử, các khu vực trung tâm nội đô lịch sử phía Nam sông Hồng với khu vực trung tâm phát triển phía Bắc sông Hồng.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 22.

Phương án Xứ Đông Dương với ý tưởng kết nối hiện đại và tương lai từ cảnh quan đường Trần Hưng Đạo, xuất phát điểm của cây cầu từ bờ Nam sông Hồng.

Phương án này phù hợp quy hoạch 2 bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố trung tâm gắn với trục Hồ Tây – Cổ Loa tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội.

Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất của TEDI, vừa qua, Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có kết quả đánh giá, xếp hạng các phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.

Cụ thể, phương án 1 được 1/15 thành viên Hội đồng lựa chọn; phương án 2 được 1/15 thành viên Hội đồng lựa chọn và phương án 3 được 13/15 thành viên hội đồng lựa chọn.

Phương án 3 được chọn là phương án có số điểm cao nhất. Phương án thiết kế này mang dáng vẻ cổ điển với tiêu chí là cây cầu có tính chất văn hóa, kết nối cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với nhiều công trình kiến trúc đặc trưng kiểu Pháp và Đông Dương sang khu vực phát triển hiện đại Bắc sông Hồng.

Mặt khác, phương án 3 thực chất là cầu đúc hẫng đã được thi công nhiều ở Việt Nam. Đây là phương án hợp lý nhất về mặt kết cấu trong 3 phương án đưa ra. Phương án này dễ thi công, duy tu bảo dưỡng, kinh phí thấp.

Động lực để phát triển đô thị và kinh tế cho toàn vùng

Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho hay, theo quy hoạch từ 11 năm trước đây Hà Nội sẽ có 7 cây cầu và 1 hầm chui qua Sông Hồng và hầm chui Bác Cổ chính là vị trí quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo hiện nay.

Với sự phát triển như hiện nay, ông Thịnh cho rằng, Hà Nội sẽ cần phát triển thêm nhiều cây cầu nữa, nên việc xây cầu là hợp lý hơn so với làm hầm do kinh phí gấp ít nhất 3 lần, chưa kể đến các chi phí khai vận hành về sau.

“Khi cầu Trần Hưng Đạo được xây dựng, sẽ mở ra sự phát triển kinh tế cả một vùng bên kia sông Hồng. Không chỉ phát triển khu vực Long Biên, Gia Lâm mà còn kết nối với các tỉnh lân cận thư Bắc Ninh, Hưng Yên vì thời gian đi lại rất nhanh. Điều này sẽ tạo ra sự kết nối giao thông thông thoáng từ nội đô Hà Nội ra các quận huyện ngoại thành,” ông Thịnh nhìn nhận.

Ngoài việc phát triển kinh tế, nó còn tạo ra sự giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội và sẽ tạo ra một điểm nhấn du lịch khi du khách đến Thủ đô, ông Thịnh tin tưởng, cầu Trần Hưng Đạo sẽ là điểm nhấn cho Hà Nội như các cây cầu tại thành phố Saint Petersburg hay Leningrad (Nga) – thành phố của những cây cầu.

Đánh giá việc xây dựng bổ sung cầu Trần Hưng Đạo là cần thiết vì vào những khung giờ cao điểm các cây cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì hầu như là đã quá tải và bị ùn tắc, Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải (Trường Đại học Giao thông Vận tải) cho rằng, những cây cầu trên khi được đưa vào khai thác sự phát triển đô thị các đô thị Ecopark, Vinhomes Riverside,  Berriver Long Biên, Thạch Bàn, Đặng Xá… hai bên bờ sông đã có sự thay đổi lớn, động lực để phát triển đô thị và kinh tế cho toàn vùng.

“Xây cầu cũng phải gắn liên với phương án sử dụng đất, phát triển đô thị để làm sao phát huy được hiệu quả phương án sử dụng đất, phát triển đô thị để làm sao phát huy được tính toán cụ thể, gắn với việc phát triển đô thị, không gian để làm sao cân đối được năng lực, cung ứng với dự toán phát triển của vùng.”

Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải

(Trường Đại học Giao thông Vận tải)

Tiến sỹ Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông đô thị của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, dự án có tổng mức đầu tư lớn nên quan trọng nhất là nguồn vốn để thực hiện, do đó cần có sự vào cuộc quyết liệt để nhà đầu tư tư nhân và cơ quan quản lý Nhà nước làm việc có trách nhiệm, mà không cần phải thêm cơ chế thì dự án mới được triển khai nhanh./.

Hà Nội và những cây cầu mang “khát vọng Thăng Long” - Ảnh 23.

Bài: Hùng Đỗ

Ảnh: Lê Minh Sơn

Video: Tùng Lâm, Hoàng Đạt, Trường Nguyễn

Thiết kế: Thanh Trà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 8 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 10 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top