Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội nói gì về giá nước sông Đuống tăng “bất chấp” quy định?

Thứ tư, 09:31 13/11/2019 | Xã hội

Giadinhnet – Giá nước 10.246 đồng/m3 mà Hà Nội phải mua của Nhà máy nước mặt sông Đuống là tạm tính trên nguyên tắc “tính đúng, tính đủ”.

Tại buổi Hội nghị giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 12/11, ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội đã thông tin cụ thể về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố. Trong đó nhấn mạnh về giá nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống (gọi tắt là sông Đuống) đang cao hơn giá bán lẻ nước sinh hoạt bậc 1 hiện nay.

Hà Nội nói gì về giá nước sông Đuống tăng “bất chấp” quy định? - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi Hội nghị giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 12/11.

Ông Nguyễn Việt Hà cho biết, giá nước 10.246 đồng/m3 mà Hà Nội đang mua lại của sông Đuống là giá tạm tính tối đa, trên nguyên tắc "phải tính đúng, tính đủ" theo quy định. Đây là mức giá tạm tính để ký kết thỏa hiệp chứ không phải giá bán cho người tiêu dùng, cũng không phải giá bán lẻ. Hơn nữa, do đơn vị này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chưa được quyết toán nên chỉ khi nào nhà máy đi vào hoạt động thì mới xác định mức tính cụ thể.

Trong giá nước trên, đã bao gồm: Chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý doanh nghiệp (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%, lợi nhuận định mức tối thiểu 5%.

Phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội thừa nhận giá bán lẻ tạm tính của sông Đuống là cao hơn giá bán lẻ hiện hành (7.000 đồng/m3).

Hà Nội nói gì về giá nước sông Đuống tăng “bất chấp” quy định? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội thông tin cụ thể về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố.

Ông Nguyễn Việt Hà lý giải, về nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến mức đầu tư khác nhau.

Cụ thể, Nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỉ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, sông Đuống sử dụng vốn vay tới 80% (tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng). Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2.003 đồng/m3 nước.

Ông Hà khẳng định, với giá nước tạm tính nêu trên, thành phố đang hiệp thương với đơn vị sông Đuống và các đơn vị phân phối theo nguyên tắc giá bán buôn không được phép cao hơn giá bán lẻ. Cụ thể, theo tính toán của liên ngành thì giá bán lẻ nước sạch sông Đuống là hơn 9.000 đồng/m3, sau khi trừ đi phần hao hụt sẽ còn hơn 7.000 đồng/m3. Vì vậy, liên ngành báo cáo TP Hà Nội dự tính giá sau khi hiệp thương là 7.700 đồng/m3.

Hà Nội nói gì về giá nước sông Đuống tăng “bất chấp” quy định? - Ảnh 3.

Toàn cảnh Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Nguyễn Chiêm

Về vấn đề giá nước tại đơn vị sông Đuống đang thu hút sự quan tâm của dư luận, cũng trong buổi Hội nghị giao ban, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Nhà máy nước mặt sông Đuống có công nghệ tiên tiến đến mức có thể uống được nước tại vòi. Các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm, đảm bảo nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Về việc đảm bảo an ninh nguồn nước và việc công bố chỉ số nước sạch giống như chỉ số không khí, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thành phố yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, lắp đặt hệ thống camera giám sát theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời các tác động gây ảnh hưởng tới nguồn nước tới nhà máy. Tiến tới, thành phố nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều hành cấp nước, trong đó tích hợp cả về chất lượng nước, quan trắc, lưu lượng, áp lực… để chỉ đạo kịp thời. 

Ông Võ Tuấn Anh, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố cho biết, hiện nay thành phố chưa có trạm quan trắc nguồn nước và việc này sẽ sớm được nghiên cứu, đầu tư trong thời gian tới.

Theo ông Võ Tuấn Anh, Phó chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, dự án nước mặt sông Đuống được khởi công từ tháng 3/2017, do thành phố giao cho nhà đầu tư thực hiện ngoài ngân sách.

Tháng 10/2019, dự án hoàn thành xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm, vượt tiến độ 1 năm.

Giai đoạn 2 dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt công suất 600.000 m3 ngày/đêm.

Giai đoạn 3 đến năm 2030 sẽ đạt công suất 900.000 m3 ngày/đêm.

Bảo Loan


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 10 phút trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 15 phút trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 17 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 22 phút trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Thời sự - 23 phút trước

Sáng 2/5, ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ. Nhiều tuyến đường hướng về trung tâm Thủ đô ghi nhận mật độ giao thông cao.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2/5 – 5/5/2024): Sau nghỉ lễ hàng loạt khu vực dân cư nằm trong diện không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2/5 – 5/5/2024): Sau nghỉ lễ hàng loạt khu vực dân cư nằm trong diện không có điện để dùng

Xã hội - 23 phút trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Ý Yên, Nghĩa Hưng…

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi khách có nhu cầu mua dâm, Thùy sẽ liên hệ với gái bán dâm đến để thỏa thuận. Sau đó, "tú bà" này sẽ được chia hoa hồng.

Tin vui về thời tiết cho hàng chục triệu người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp cuối tuần

Tin vui về thời tiết cho hàng chục triệu người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, vùng nắng nóng tiếp tục thu hẹp tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam. Trong khi miền Bắc tiếp tục có mưa mát về chiều tối và đêm.

Hôm nay (2/5), hàng triệu thí sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Hôm nay (2/5), hàng triệu thí sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến.

Tin sáng 2/5: Ninh Dương Lan Ngọc nói gì sau thông tin rời showbiz?; nắng nóng kỷ lục, rừng cháy đỏ rực một vùng trong đêm

Tin sáng 2/5: Ninh Dương Lan Ngọc nói gì sau thông tin rời showbiz?; nắng nóng kỷ lục, rừng cháy đỏ rực một vùng trong đêm

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Để khống chế tình trạng cháy rừng tại xã Nam Thái và thị trấn Nam Đàn, lực lượng chức năng đã phát đường băng cản lửa, không để đám cháy lan rộng, ảnh hưởng tới khu vực dân cư; Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, cô chỉ đi học ngắn hạn, chứ không phải từ bỏ sự nghiệp.

Top