Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội lên phương án tăng phí lòng đường gấp 3 lần: Nguy cơ mất 90.000 đồng/lần gửi xe ô tô?

Thứ ba, 10:00 21/11/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Với phương án mới, nhiều người lo ngại rằng, phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tăng lên gấp 3 thì các đơn vị khai thác cũng sẽ tăng phí trông giữ xe ôtô trong khi mức giá hiện tại đã khá cao.


Nhiều người lo ngại phí trông giữ xe tại một số tuyến phố ở Hà Nội tới đây sẽ tăng gấp 3 lần. Ảnh: Cao Tuân

Nhiều người lo ngại phí trông giữ xe tại một số tuyến phố ở Hà Nội tới đây sẽ tăng gấp 3 lần. Ảnh: Cao Tuân

Giành lại vỉa hè có vì người đi bộ?

Sau khi UBND TP Hà Nội có đề xuất tăng phí sử dụng vỉa hè, lòng đường lên gấp 3 lần, mới đây, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các tổ chức, xã hội. Theo đó, nhiều đại biểu cho rằng, vừa qua thành phố và nhiều cơ quan ban ngành mất nhiều công sức, thời gian ra quân giành lại vỉa hè, lòng đường. Vậy sau khi lòng đường, vỉa hè đã thông thoáng cần phải sử dụng cho đúng chức năng, mục đích vì nếu giành lại để cho thuê, thu phí tăng ngân sách là chưa thuyết phục.

Theo phương án thu phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ ô tô tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm), trong đó có phố Nguyễn Xí, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Hàng Ngang, Hàng Đào… được UBND TP.Hà Nội đề xuất tăng gấp 3 lần từ 80.000 đồng lên 240.000 đồng/m2/tháng.

Đối với lòng đường, hè phố các tuyến còn lại của quận Hoàn Kiếm và các tuyến phố nằm trong khu vực đường vành đai 1 được tăng từ 60.000 đồng lên 150.000 đồng/m2/tháng. Tại khu vực từ đường vành đai 1 đến vành đai 3 có mức tăng 45.000 đồng đến 90.000 đồng/m2/tháng…

Trong khi đó, lòng đường, hè phố các tuyến nằm trong đường vành đai 2, vành đai 3 tăng từ 45.000 đồng - 60.000 đồng lên từ 60.000 đồng – 80.000 đồng/m2/tháng. Phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ xe máy tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến tại quận Hoàn Kiếm) tăng từ 45.000 đồng lên 135.000 đồng/m2/tháng.

Chưa đồng tình với dự thảo trên, PGS.TS Nguyễn Quang Đạo, nguyên Trưởng khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết: “Trong mục tiêu tăng phí, lãnh đạo thành phố ít ra phải giải nghĩa rõ ràng được nội dung này: Vỉa hè, lòng đường như thế nào thì được cho thuê để trông giữ xe, vỉa hè, lòng đường thế nào thì phải sử dụng đúng chức năng là giao thông, đi lại”.

TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội đưa ra 3 lý do mà ông cho rằng đề xuất trên chưa thuyết phục. Cụ thể, thứ nhất việc hạn chế xe cá nhân, thành phố đã có cả một đề án đã được thông qua do vậy đề xuất không cần phải đặt mục tiêu đầu tiên là hạn chế xe cá nhân; Thứ hai, thành phố đang hướng đến hạn chế xe cá nhân, nhưng trên nhiều tuyến phố trung tâm vẫn có những điểm đỗ xe được thành phố cho thuê mặt bằng, tạo thuận lợi cho người đi xe cá nhân; Thứ ba, mục tiêu tăng phí là nhắm vào tổ chức trông giữ xe, vào người dân (bị tăng giá) để tăng ngân sách thành phố.

Cần làm rõ mức phí trông giữ xe


TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng phương án tăng phí sử dụng lòng đường chưa thuyết phục.

TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng phương án tăng phí sử dụng lòng đường chưa thuyết phục.

Dự thảo này khiến nhiều người lo ngại rằng, phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tăng lên gấp 3 thì các đơn vị khai thác cũng sẽ tăng phí trông giữ xe ôtô, trong khi mức phí hiện tại đã khá cao.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn rất nhiều bãi trông giữ xe không phép, điểm trông giữ xe “chặt chém” giá vô tội vạ. Trong khi đó, nhiều tuyến phố hẹp, lưu lượng giao thông lớn, nhưng vẫn được Sở GTVT cấp phép cho doanh nghiệp khai thác lòng đường làm điểm trông giữ xe gây ùn ứ giao thông.

Theo đại diện Sở GTVT, mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe tại Hà Nội được xây dựng từ năm 2012. Đến nay, giá cả đã có nhiều biến động nhưng giá phí sử dụng lòng đường, vỉa hè vẫn không thay đổi. Vị đại diện cũng cho biết: Năm 2016, tổng số phí từ hoạt động trông giữ xe trên địa bàn được các đơn vị nộp vào ngân sách là 38,7 tỷ đồng; năm 2015 là 40,6 tỷ đồng, riêng 9 tháng đầu năm 2017 là 28,8 tỷ đồng. Với phương án tăng phí cao nhất gấp 3 lần và thu theo hình thức m2, từ số điểm và diện tích trên, Sở GTVT đưa ra phương án thu cho năm 2018 là 113,4 tỷ đồng.

Được biết, trên địa bàn TP hiện nay, tổng số điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè được Sở GTVT và các quận cấp phép là 653 điểm; số diện tích sử dụng là 124.900m2. Trong đó, có 403 điểm trông xe có thu phí và 250 điểm không thu phí. Số điểm Sở GTVT cấp là 237 điểm (chủ yếu lòng đường), các quận cấp 416 điểm (chủ yếu vỉa hè). Hiện tại, mức thu phí của các điểm trông giữ xe đang được tính theo 2 hình thức: Theo doanh thu (cao nhất là 6% doanh thu/tháng) và theo m2 (cao nhất là 80.000 đồng/m2/tháng).

Từ vấn đề trên, ông Bùi Danh Liên (Hiệp hội Vận tải Hà Nội) nhấn mạnh: “Đây là những nội dung rất cần được thông tin rõ trong đề xuất để nhân dân hiểu, chia sẻ. Nếu như Hà Nội đồng ý phương án tăng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tăng lên gấp 3 lần thì có tăng giá trông giữ xe lên gấp 3 lần không. Bây giờ một lượt gửi ô tô trên phố là 30.000 đồng, nếu tăng gấp 3 thành 90.000 đồng thì quá cao và bất hợp lý”.

Cần tạo được sự đồng thuận

Về vấn đề này, ông Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay, việc hoàn thiện khung pháp luật là cần thiết, tuy nhiên, phải xem xét việc nâng phí lòng đường, vỉa hè gấp 3 như vậy có phù hợp với thực tiễn không. HĐND thành phố cần tổ chức lấy ý kiến đại diện nhân dân, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp, đánh giá đầy đủ những tác động kinh tế - xã hội, tạo sự đồng thuận, điều này là cần thiết. Cũng theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, khi dự thảo này được thông qua, để hạn chế việc lách luật, thu cao hơn quy định, cần có sự giám sát và xử phạt nghiêm, kịp thời.

Sẽ xin ý kiến người dân

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho biết, đề xuất này đã được lãnh đạo UBND TP trình HĐND TP. Tới đây, dự thảo nghị quyết và quy định sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử để xin ý kiến người dân. Theo ông Quân, ý kiến người dân là kênh tham khảo rất quan trọng để cơ quan nhà nước có thể xem xét quyết định vừa bảo đảm đúng luật, vừa phù hợp, để nghị quyết có tính khả thi cao. Đề xuất này sẽ được trình kỳ họp HĐND TP diễn ra vào tháng 12 tới, nếu được các đại biểu HĐND TP thông qua thì sẽ cho áp dụng vào đầu năm 2018.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Top 5 trường có đào tạo ngành học mà hàng triệu thí sinh khao khát

Giáo dục - 31 phút trước

GĐXH - Dưới đây là top 5 trường đại học hàng đầu có đào tạo ngành học phục vụ trong công nghiệp công nghệ cao, có xu hướng phát triển mạnh trên toàn thế giới.

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Những thay đổi lớn trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Từ 1/7/2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức có gì thay đổi?

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Tin mới nhất về hai đợt gió mùa Đông Bắc sắp liên tiếp dồn xuống miền Bắc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sắp tới miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu liên tiếp. Đợt thứ nhất vào đúng ngày Lập Hạ (5/5) và đợt thứ hai vào ngày 8 - 9/5.

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết ngày 4/5, vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng trở lại, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to; Chuyên gia pháp y cho rằng chính đệm ghế sofa nơi cô gái nằm đã hút hết dịch tử thi nên thi thể mới trở nên khô như vậy.

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 1 giờ trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 1 giờ trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 12 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 13 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Top