Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội lên kế hoạch đối phó Zika với 3 tình huống

Thứ bảy, 10:07 27/02/2016 | Y tế

Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika với 3 tình huống cụ thể.

Nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm vi rút Zika, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do dịch bệnh gây ra, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh với 3 tình huống cụ thể.

Đến thời điểm hiện tại mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, tuy nhiên Hà Nội là đầu mối giao lưu trong nước cũng như quốc tế, hàng ngày có khoảng 8.000 khách quốc tế nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, trong đó có hành khách đến từ vùng có dịch. Đồng thời đây là bệnh do muỗi Aedes truyền (giống bệnh sốt xuất huyết) nên nguy cơ xâm nhập và lây lan trong cộng đồng thành dịch là có thể xảy ra.

Nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm vi rút Zika, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do dịch bệnh gây ra, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh với 3 tình huống cụ thể. Đó là: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Hà Nội; Xuất hiện các ca bệnh nhiễm vi rút Zika tại Hà Nội; và tình huống thứ ba là Dịch lây lan trong cộng đồng.

Với từng tình huống đều có mục tiêu cụ thể, khi chưa có ca bệnh cần phát hiện sớm ca bệnh để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng; khi xuất hiện ca bệnh phải khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng; trong trường hợp dịch lây lan ra cộng đồng phải đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan, hạn chế tử vong và biến chứng do bệnh dịch.

Từ đầu tháng 2/2016, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế đã triển khai giám sát hành khách qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Từ đầu tháng 2/2016, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế đã triển khai giám sát hành khách qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.

TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện. Sở Y tế giao nhiệm vụ cho TTYT Dự phòng Hà Nội và các TTYT quận, huyện giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại cộng đồng và cơ sở y tế, triển khai điều tra, xử lý triệt để khi có ổ dịch. Củng cố đội phòng chống dịch cơ động, chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện bảo hộ phòng chống dịch theo từng cấp độ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và thực hiện báo cáo dịch theo quy định.

Với Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế cần giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Tuyên truyền, hướng dẫn hành khách thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh do vi rút Zika.

Trung tâm Cấp cứu 115 chuẩn bị xe chuyên dụng phục vụ công tác phòng chống dịch và triển khai các kíp cấp cứu tại cộng đồng kịp thời đáp ứng khi được điều động cũng như thực hiện nghiêm túc các quy định về cấp cứu phòng chống dịch.

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Hà Nội, Hà Đông, khoa sản các bệnh viện giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, điều tra tiền sử dịch tễ của bà mẹ liên quan đến việc phơi nhiễm vi rút Zika để xác định mối liên quan giữa chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và nhiễm vi rút Zika. Hướng dẫn phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai hạn chế đi đến các khu vực có dịch, cần đi khám và tư vấn trong trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika.

Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe xây dựng và phổ biến các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông theo từng cấp độ dịch bệnh. Tuyên truyền các thông tin về diễn biến của dịch, công tác phòng chống dịch của thành phố, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống bệnh do vi rút Zika.

Các bệnh viện phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng và TTYT quận, huyện thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị dịch bệnh và có phương án đảm bảo hoạt động thường xuyên của bệnh viện trong khi có dịch. Hướng dẫn cho cán bộ y tế phác đồ cấp cứu, điều trị. Thực hiện nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho nhân viên y tế. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân. Với các bệnh viện tuyến thành phố phối hợp với các bệnh viện tuyến dưới thiết lập bệnh viện vệ tinh khi cần thiết và chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn, nhân lực, vật lực cho tuyến dưới khi cần thiết.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 5 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top