Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Đề xuất thu phí xe cơ giới vào nội đô gây nhiều tranh cãi

Thứ ba, 13:03 11/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - UBND TP Hà Nội đề xuất bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trong thành phố trước nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Điều này khiến dư luận tranh cãi...

Đề xuất thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô của TP Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi.     Ảnh: Trần Thường

Đề xuất thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô của TP Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Trần Thường

Thu phí là phương án tối ưu?

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030". Qua đó, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào danh mục kèm theo của Luật phí và lệ phí năm 2015. Đề án là một giải pháp kinh tế nhằm quản lý phương tiện, qua đó, giảm ùn tắc và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Đề án được đánh giá là biện pháp kịp thời, mang tính lịch sử, vì sự phát triển của Thủ đô. Bởi không những bù đắp chi phí phục vụ đảm bảo trật tự giao thông tại khu vực phân vùng hạn chế giao thông, mà còn mang tính linh hoạt bởi hệ thống thu phí tự động bằng tài khoản điện tử. Bên cạnh đó, việc phụ thu phí ô nhiễm môi trường, khí thải cũng được thu thông qua đăng kiểm phương tiện.

Là một trong những công dân Thủ đô ủng hộ đề xuất trên, anh Nguyễn Văn Dương (36 tuổi, ở Kim Giang, Hà Nội) nêu quan điểm: “Phương án thu phí để hạn chế phương tiện sẽ tốt hơn là cấm vào một số tuyến phố trong khu vực nội đô. Đơn cử như đưa người nhà vào viện cấp cứu thì sẽ không thể đi vào tuyến phố cấm, nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì gia đình sẽ chấp nhận mất tiền để đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể đề án này chưa hoàn toàn được người dân ủng hộ nhưng cho đến thời điểm này, cũng chưa có phương án nào tối ưu hơn”.

Cùng quan điểm với anh Dương, anh Lê Văn Bảo (34 tuổi, ở khu đô thị Linh Đàm) cho hay: “Cấm các phương tiện vào nội đô và bắt buộc tập trung sử dụng giao thông công cộng, môi trường sẽ phần nào được xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, về mặt nào đó, thu phí sẽ hạn chế được phương tiện cá nhân. Việc làm này là hợp lý. Tuy nhiên, Hà Nội cũng cần phải thực hiện đúng phương pháp và đồng bộ. Đầu tiên là di giãn các trụ sở cơ quan, doanh nghiệp ra vùng ngoại thành để tránh cho người dân sự bất tiện trong việc di chuyển. Sau đó, phát triển giao thông công cộng thật thuận tiện. Tôi tin chắc rằng, sẽ có rất nhiều người dân ủng hộ phương án này của thành phố”.

Giao thông nội đô nhiều bất cập

Mặc dù đề xuất thu phí nói trên của Hà Nội được nhiều người ủng hộ, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối bởi còn nhiều bất cập. Bà Đặng Thị Liên (55 tuổi, ở Nguyễn Trãi) thẳng thắn: “Thu phí để giải quyết nạn kẹt xe ở Hà Nội là cách làm không thích hợp, sẽ tạo thêm nhiều chốt chặn, nhiều nút thắt cục bộ. Nhu cầu ra vào thành phố làm ăn là chuyện tất yếu trong việc phát triển Thủ đô. Bỏ thêm một đồng phí thì người ta sẽ tìm cách thu thêm hai đồng lợi. Tôi cho rằng đây không phải giải pháp góp phần giải quyết vấn đề giao thông hiện tại của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Vấn đề lớn vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân. Chúng ta thử quan sát giao thông ở giờ thấp điểm và cao điểm. Giờ nào cũng có sự hỗn loạn vì ai cũng chen lấn, vượt ẩu, sai làn... Tôi nghĩ nên tăng cường việc phạt và tuyên truyền để giải quyết tận gốc ý thức giao thông trước khi có các giải pháp khác”.

Ông Nguyễn Văn Ánh (68 tuổi, ở Đông Các) cho rằng: “Các phương tiện vào Thủ đô chủ yếu là để giao thương kinh tế. Nếu thu phí đồng nghĩa giá cả sẽ tăng. Vậy nên đề án này có chắc chắn hiệu quả hay không (?). Thứ hai là tầm nhìn đến năm 2030 đã có định hướng người dân chuyển sang phương tiện công cộng. Giải quyết nạn ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn không thể chỉ có ngành giao thông. Đầu tiên là lỗi ở quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch. Đề án không phải không thể thực hiện, vấn đề là làm theo lộ trình nào. Ngoài ra, phải cương quyết với quy hoạch là di dời các trụ sở ra vùng ít dân, thì mọi thực hiện sẽ thuận lợi hơn”.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng: “Các nước trên thế giới đã thực hiện việc thu phí phương tiện vào khu vực nội đô. Đơn cử như Singapore. Việc làm này gắn với trách nhiệm của người dân với giao thông, nên Hà Nội học tập là đúng. Tuy nhiên, ý thức chấp hành giao thông của người dân chưa cao nên thực hiện không đúng lộ trình, không có bài bản sẽ thất bại. Thứ hai, việc thu phí bằng công nghệ đang trái với nếp sống của người dân, vì họ đang quen sử dụng tiền mặt. Vì vậy, việc thu phí qua công nghệ rất cần đến trách nhiệm của hệ thống ngân hàng phải thống nhất được phần mềm đủ thông thoáng, đủ tiện lợi cho người dân. Tôi cho rằng ngành giao thông nên tập trung kiểm tra, tuần tra, kiểm soát xe dù, bến cóc. Bởi thực trạng này đã tồn tại lâu, nhưng do không quyết liệt, xử lý không minh bạch nên tồn tại dai dẳng”.

Về đề xuất phụ thu phí môi trường, ông Bùi Danh Liên thẳng thắn: “Bộ Tài chính đang chuẩn bị trình Chính phủ về mức phí bảo vệ môi trường qua xăng dầu, với mức 8.000 đồng/lít. Hiện đang áp dụng là 3.000 đồng/lít. Trong khi đó, Thủ tướng đã quy định không tăng các loại phí, lệ phí. Cho nên tôi cho rằng, Hà Nội không thể làm riêng về vấn đề phụ thu phí môi trường. Bởi đối tượng tác động là người dân nên họ sẽ phản ứng, nhất là trong điều kiện kinh tế đang khó khăn, thu phí sẽ tạo áp lực và khiến người dân bất an, lo lắng. Theo tôi, vấn đề thu phí phải xây dựng thành luật, được Quốc hội thông qua mới có thể thực hiện”.

Theo đề án, lộ trình được chia làm 3 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 2017-2018 là tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Giai đoạn 2017-2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Giai đoạn 2017-2030: Triển khai đồng thời, đồng bộ các nhóm giải pháp về đầu tư, xây dựng, kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng, rà soát điều chỉnh quy hoạch theo hướng TOD, bố trí hợp lý giao thông tĩnh phục vụ việc kết nối...

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 4 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 4 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 6 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 7 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 7 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top