Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội cam kết không tăng giá nước sinh hoạt đột ngột

Thứ sáu, 18:51 30/06/2023 | Sản phẩm - Dịch vụ

GĐXH - Lãnh đạo Sở Tài chính cho biết, để đảm bảo đời sống của người dân, Hà Nội sẽ không tăng giá nước đột ngột mà thực hiện theo lộ trình trong vòng 2 năm.

9 quận, huyện ở Hà Nội có thể bị mất nước cục bộ trong mùa Hè 20239 quận, huyện ở Hà Nội có thể bị mất nước cục bộ trong mùa Hè 2023

GĐXH - Sở Xây dựng dự báo nhu cầu sử dụng nước mùa hè và năm 2023 có thể xảy ra mất nước cục bộ trên địa bàn một số quận, huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa.

Chiều 30/6, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý II/2023 của UBND TP Hà Nội, bà Trần Thành Tâm - Phó Giám đốc Sở Tài chính đã thông tin về quy trình điều chỉnh  giá nước sạch.

Bà Tâm khẳng định, thành phố luôn xác định giá nước sạch có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân cũng như doanh nghiệp trên địa bàn. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện, thành phố đã xem xét rất thận trọng.

Hà Nội cam kết không tăng giá nước sinh hoạt đột ngột - Ảnh 2.

Bà Trần Thành Tâm - Phó Giám đốc Sở Tài chính đã thông tin về quy trình điều chỉnh giá nước sạch.

Bà Tâm cho biết: "Theo thông tin nắm bắt được, việc điều chỉnh giá nước lần này của thành phố về cơ bản được người dân đồng tình, ủng hộ. Về phương án giá, người dân cũng đánh giá không tác động nhiều đến đời sống. Tuy nhiên người dân cũng mong mỏi bên cạnh điều chỉnh giá nước thì sẽ có nội dung cụ thể về chất lượng nước để đảm bảo cuộc sống".

Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết: "Khi xác định phương án giá nước, Thành phố đã thành lập tổ công tác thẩm định giá trên địa bàn.

Chính vì vậy, phương án giá nước khi tính toán đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư số 44/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về Quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt; các yếu tố cấu thành giá đảm bảo và đảm bảo lợi nhuận của nhà đầu tư cũng được thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này".

Hà Nội cam kết không tăng giá nước sinh hoạt đột ngột - Ảnh 3.

Sở Tài chính cho biết, để đảm bảo đời sống của người dân, Hà Nội sẽ không tăng giá nước đột ngột mà thực hiện theo lộ trình trong vòng 2 năm.

"Trong phương án giá nước, để đảm bảo đời sống của người dân, Thành phố không quyết định tăng giá nước đột ngột mà thực hiện tăng theo lộ trình trong vòng 2 năm. Đảm bảo trong khoảng thời gian này có thể đáp ứng được yếu tố đầu vào cấu thành giá nước; điều chỉnh kịp thời đảm bảo tính thị trường trong điều chỉnh giá nước", Phó Giám đốc Sở Tài chính nói thêm.

Làm rõ thêm vấn đề này, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho biết, chi phí đầu tư nguồn nước mặt qua rà soát thống kê và theo định mức đơn giá tính toán thì hiện nay đang cao hơn chi phí nước ngầm.

Do đó, cần điều chỉnh giá nước để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi đầu tư nguồn chi phí khai thác nước mặt cho phù hợp.

Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội nhấn mạnh: "Trong 10 năm qua, chúng ta ổn định giá nước. Thành phố tính toán điều chỉnh giá nước từ năm 2019 nhưng chưa thực hiện để đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19. Đến năm 2022, trong xu thế bắt buộc phải điều chỉnh giá nước để đảm bảo chi phí đầu vào và đầu ra, các đơn vị đã nghiên cứu rất thận trọng.

Phương án giá đã tính đến chi phí hỗ trợ hộ cận nghèo, các đối tượng an sinh xã hội và so sánh chi phí mức sinh hoạt dưới 10m3 thì chi phí giá nước sạch của Hà Nội đang thấp hơn một số tỉnh như Quảng Ninh, Điện Biên".

Hà Nội có thể tăng giá nước sạch từ tháng 7, mức cao nhất dự kiến là 27.000 đồng/m3/hộ/thángHà Nội có thể tăng giá nước sạch từ tháng 7, mức cao nhất dự kiến là 27.000 đồng/m3/hộ/tháng

GĐXH - Theo Sở Tài chính Hà Nội, hộ cư dân nội thành tiêu dùng mức đến 10m3, số tiền phải chi thêm khoảng 15.270 đồng/tháng; mức tăng dự kiến với nhóm sản xuất, kinh doanh dịch vụ là khoảng 20%. Giá nước sạch mới sẽ tác động khoảng 0,17% đến CPI.

Cận cảnh hồ thủy điện Bản Vẽ lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn kỷ lục, tiệm cận mực nước chết.

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 18 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top