Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuối năm gặp những người “vác tù và hàng tổng”

Thứ năm, 13:22 12/01/2012 | Gương sáng CTV dân số

GiaidinhNet - Tất cả đều có một điểm chung duy nhất là tâm huyết, yêu nghề và nhiệt tình với công việc dù đồng phụ cấp chẳng đáng là bao.

Họ là những người tham gia công tác DS-KHHGĐ lâu năm, thậm chí có những chị tuổi đời năm nay mới tròn 45 nhưng đã có 20 năm gắn bó với nghề. Tất cả đều có một điểm chung duy nhất là tâm huyết, yêu nghề và nhiệt tình với công việc dù đồng phụ cấp chẳng đáng là bao.

Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) trong những ngày cuối năm, không khí tập nập trên các đường làng, ngõ hẻm. Ai nấy đều hối hả, ngược xuôi lo toan những gánh hàng mong kiếm thêm thu nhập để lo cho cái tết cổ truyền của gia đình mình được ấm cúng.
 
Thế nhưng, vẫn còn đó những con người không những chỉ lo cho gia đình mà con đau đáu với công việc xã hội. Theo chân chị cán bộ chuyên trách chúng tôi tìm đến thôn Rlơm (xã Tu Tra) gặp chị Touneh Nai Nguyên - cộng tác viên (CTV) dân số đã có 17 năm trong nghề. Toàn thôn hiện có tới 95% đồng bào dân tộc thiểu sinh sống, đời sống của bà con chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với 282 hộ 1.367 nhân khẩu.

Mặc dù công công việc gia đình trong những ngày giáp Tết rất bận rộn nhưng chị vẫn miệt mài khắp các đường làng, trên tay là những tờ rơi tuyên truyền về SKSS/KHHGĐ, thậm chí cùng với chồng vừa thu hoạch cà chua vừa tuyên truyền trên đồng ruộng.

Vừa đi, chị Touneh Nai Nguyên vừa kể: “Thôn Rlơm là địa bàn đồi núi, đường xá đi lại rất phức tạp, dân số sống theo các sườn đồi, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế. Đời sống sinh hoạt của bà con chủ yếu là trên đồng ruộng và nương rẫy, vì thế việc tiếp cận các thông tin, văn hóa là điều xa lạ đối với họ. Từ đó, gây khó khăn cho việc tuyên truyền vận động người dân về SKSS/KHHGĐ”.

Chị Touneh Nai Nguyên nói tiếp: “Những ngày đầu mình mới đi làm dân số vất vả lắm, khó nhất là vận động bà con không nghe theo, hơn nữa kiến thức và kỹ năng của mình còn hạn chế nên nhiều lúc chưa mạnh dạn trong quá trình tuyên truyền".
 
Nhưng sau đó nhờ chị chuyên trách cũng như những người có kinh nghiệm chỉ bảo, mặt khác tăng cường tiếp xúc với bà con trong thôn nên đến nay công tác DS-KHHGĐ địa bàn chị quản lý đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
 
Tỷ lệ sinh và sinh con thứ ba trở lên giảm xuống theo từng năm; Hàng năm 100% phụ nữ mang thai đều được khám thai và tiêm chủng đầy đủ tại cơ sở y tế, không còn tình trạng sinh tại nhà như trước đây; Nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS/KHHGĐ ngày càng được nâng cao. Đặc biệt năm 2011, chị đã vận động được 5 ca đình sản…
 
Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Mừng - Cán bộ chuyên trách thị trấn Thạnh Mỹ cùng với chị em CTV trong buổi giao ban định kỳ. Thạnh Mỹ có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 12,55% nhưng tỷ lệ dân di cư tự do về đây sinh sống, làm ăn hàng năm đều tăng, là một trong những đơn vị luôn đứng đầu về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền.
 
Chị Mừng chia sẻ: “Thạnh Mỹ là địa bàn rộng, dân cư đông, chính vì thế bản thân tôi cùng 15 CTV luôn bám sát địa bàn được giao, nắm bắt thông tin các đối tượng một cách chính xác để kịp thời tuyên truyền vận động để dân hiểu, tránh tình trạng “nước vỡ rồi mới đắp bờ”.
 
Ngoài ra, chúng tôi còn tham mưu cho Đảng ủy, UBND chỉ đạo cho các khu phố ký cam kết thôn không có người sinh con thứ ba, sau đó phát phiếu cam kết khu phố hạn chế sinh con thứ ba”.
 
Có mặt tại Trạm Y tế xã Rô men (Đam Rông) chúng tôi may mắn được gặp đoàn khám bệnh tự thiện và tặng quà tết cho bà con. Đa phần người dân trong quá trình khám và cấp phát thuốc đều phải có sự hướng dẫn tận tình của anh Giàng Seo Cư - Cán bộ chuyên trách, đặc biệt 100% đều điểm chỉ bởi việc cầm bút ký đối với họ là điều xa lạ.
 

Giàng Seo Cư giúp đỡ các bác sỹ phiên dịch tiếng Mông sang tiếng Kinh trong khám bệnh tại trạm y tế.

 
Từ đó, chúng tôi mới chứng kiến được những gian nan vất vả của người CTV nam giới trẻ tuổi ở nơi vùng sâu, vùng xa này. Sự nhiệt tình chịu khó của anh trong thời gian qua đã từng bước làm thay đổi nhận thức cũng như hành động của bà con nơi đây.
 
Đến nay, nhiều cặp vợ chồng đã có 2 con trở lên mà chưa áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) nào đã chủ động đến nhà anh để đăng ký áp dụng. Nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ được anh tư vấn, vận động nên họ đã ý thức được việc sinh đông con là khổ nên đã chủ động sử dụng các BPTT sau khi sinh lần đầu.
 
Nhiều cặp vợ chồng sau khi dừng lại hai con, kinh tế gia đình có của ăn, của để đã đến nhà cảm ơn anh. Không những thế, họ còn tham gia vận động cùng anh tạo nên sức lan tỏa rộng rãi.

Điều đáng quý ở anh không những vận động giỏi mà còn có tấm  lòng nhân ái với mọi người trong việc giúp công, giúp của cho những hộ nghèo trong thôn trong những lúc gặp khó khăn như: sửa chữa nhà, huy động công làm rẫy, góp gạo cho những bệnh nhân phải đi điều trị tuyến trên…

“Anh là một trong những người đặc biệt của đội ngũ CTV trên địa bàn toàn huyện. Trong công việc, anh ấy năng động và chịu khó lắm, đã làm việc gì là làm bằng được.
 
Không những tuyên truyền vận động trong thôn mà anh còn vận động các thôn khác trong những lúc cao điểm diễn ra chiến dịch. Nhờ có anh nên công tác dân số ở thôn 5 bây giờ đỡ nhiều lắm”. Đó là lời tâm sự của chị Tô Thị Toàn, cán bộ DS-KHHGĐ huyện Đam Rông.

Cần lắm những người CTV dân số như chị Touneh Nai Nguyên, Nguyễn Thị Mừng và anh Giàng Seo Cư để công tác DS-KHHGĐ Lâm Đồng nói riêng và mọi miền đất nước nói chung là những bằng chứng thuyết phục nhất về trách nhiệm chia sẻ của nam giới với phụ nữ trong việc sinh đẻ, góp phần đưa công tác DS-KHHGĐ thành công, bền vững.

Năm mới chúc cho những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” thật nhiều sức khỏe để họ cống hiến cho xã hội, góp phần đưa công tác dân số đạt nhiều kết quả.

Công Nam
(Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top