Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.VS Phạm Minh Hạc: “Đòn roi thầy phạt mà nên người là một sự ngộ nhận”

Thứ bảy, 11:00 18/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày qua, dự luận xã hội hết sức quan tâm đến các vụ việc giáo viên xử phạt học sinh, trong đó gần nhất có thể kể đến vụ giáo viên bắt học sinh lớp 9 quỳ gối sát bục giảng ở ngoại thành Hà Nội, hay sự việc nữ giáo viên ở Hải Phòng đánh, tát liên tiếp vào học sinh khi các em đang làm bài kiểm tra.


Giáo viên Trường Tiểu học Quán Toan (Hồng Bàng, Hải Phòng) có hành vi đánh nhiều học sinh trong giờ kiểm tra ngày 8/5. Ảnh cắt từ clip.

Giáo viên Trường Tiểu học Quán Toan (Hồng Bàng, Hải Phòng) có hành vi đánh nhiều học sinh trong giờ kiểm tra ngày 8/5. Ảnh cắt từ clip.

Xung quanh câu chuyện giáo viên đánh học sinh tại Hải Phòng, giáo viên phạt học sinh quỳ gối ở Hà Nội, Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thời xưa cũng hiếm chuyện phạt bằng roi

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng giáo viên xúc phạm thân thể, danh dự học sinh thông qua hình thức phạt roi, bắt quỳ… ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Trước đây điều này rất ít xảy ra, hình phạt nặng nề chỉ có ở thời phong kiến “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Ngày nay, pháp luật quy định rõ không được xúc phạm thân thể trẻ em, song vẫn có giáo viên cố tình vi phạm.

Nếu nói rằng vì áp lực mà phạt học sinh đến mức đó quả là hết sức vô lý. Áp lực thành tích, thi đua là tự giáo viên đặt cho nhau chứ trong giáo dục học trò không có kỷ luật nào phản cảm như thế. Với học sinh chưa ngoan, vẫn có phương án giáo dục, nếu kỷ luật cũng phải mang tính giáo dục là chính.

Nhiều người cho rằng, “thời xưa” việc phạt học sinh rất phổ biến và có tác dụng, là người công tác lâu năm trong ngành Giáo dục, ông nghĩ sao về quan niệm này?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Thời xưa, phạt roi, bắt quỳ là bình thường, đó là thời của các thầy đồ dạy chữ Nho. Còn thời thế hệ tôi, hồi trước 1945 giáo dục chưa phát triển lắm, nhưng tôi không nhớ cũng không thấy ai bị thầy giáo đánh.

Giáo dục nước ta từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau đó là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến nay, chuyện giáo viên phạt roi học trò đã bị lên án, dù có nhưng cũng chưa xảy ra nhiều và trở thành hiện tượng được đề cập nhiều như hiện nay.

Tôi còn nhớ, cách đây 20 năm, tôi có đến các trường học, thấy giáo viên có thước bằng gỗ lim dài và to, dùng để đánh học trò chứ không phải là công cụ dạy học. Khi bàn về vấn đề này, chúng tôi (Bộ GD&ĐT - PV) đều không tán thành, muốn bãi bỏ.

Thành công, nên người không phải do đòn roi

Một số ý kiến, trong đó có cả giáo viên cho rằng, nhờ những hình phạt mà nhiều người nên người, thành công như hôm nay. Điều này có đúng không, thưa ông?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi nghĩ có bộ phận giáo viên nghĩ như thế, nhưng chắc không phải là đa số. Bị đánh roi mà trưởng thành, đó là sự ngộ nhận. Đánh không thể thành người, thành công được. Thành công của con người là do ý chí, tinh thần ham học.

Trước đây, tôi và lứa học trò hiếu học từ ngoài vào Thủ đô để học, nên rất có ý thức, chăm học, không gây gổ, đánh nhau bao giờ. Nên tôi khẳng định, có thành công do nhà trường, do thầy cô và chí khí của người học vượt khó, chứ không phải là đòn roi. Những người thành công đều là con nhà nghèo, ham học, còn những người ngỗ ngược, không tài năng thì rất khó để thành công.

Các vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm thân thể, danh dự học sinh, nguyên nhân có phải từ cách dạy học “rập khuôn” đã lạc hậu trước đây?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Trước tiên, chúng ta phải đánh giá xem tỷ lệ giáo viên hiện nay đang áp dụng hình thức kỷ luật đã lạc hậu như trước đây là bao nhiêu, cần có con số cụ thể mới đưa được giải pháp. Tôi nghĩ, chỉ cần điều tra, khảo sát trong khoảng 3 tháng là kết quả. Vậy nên, nhiều hay ít cũng khó đưa ra nhận xét nếu chưa có con số cụ thể.

Tuy nhiên, nếu giáo viên 1% cũng là xấu và trong giáo dục không mong muốn có điều đó. Chúng ta cần xem có bao nhiêu cô giáo dùng thước đánh từng học trò trong lớp như cô giáo ở Hải Phòng vừa qua chẳng hạn. Tôi nghĩ, là số nhỏ trên phạm vi cả nước, nhưng hiện nay chưa có thống kê, không có số liệu để đánh giá, chỉ cần số liệu của vài tỉnh trong một khu vực có thể có kết quả để đánh giá thực trạng hiện nay.

Dù Bộ GD&ĐT liên tiếp chấn chỉnh, có những quy định cụ thể, song vẫn có giáo viên vi phạm. Phải chăng quy định chưa rõ ràng và chưa nghiêm?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Trước đây chưa có hình thức xử phạt giáo viên đánh học trò, nhưng ngày nay Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản để chỉ đạo việc này, nghiêm cấm và xử phạt giáo viên đánh học sinh, báo chí, truyền hình nêu cả rồi, ai cũng biết nhưng vẫn có giáo viên vi phạm.

Hiện nay, quy mô lớn số lượng hơn 1 triệu giáo viên, học sinh cũng tới trên 24 triệu học sinh, những sai phạm của giáo viên rất có thể xảy ra vì quy mô lớn như vậy. Do đó, cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này, từ các văn bản luật tới nội quy của nhà trường phải chú ý hơn, hạn chế những hành vi phản giáo dục xảy ra trong nhà trường.

Ngoài ban hành các quy định, chấn chỉnh lại đạo đức nhà giáo, công tác đào tạo hiện nay cần chú trọng điều gì?

- GS.VS Phạm Minh Hạc: Một vài thập kỷ nay, các nhà trường sư phạm chủ yếu đào tạo về tay nghề, chuyên môn thôi. Chỉ lo dạy về chuyên môn, bộ môn thôi, điều này chưa đúng, trước hết, môi trường sư phạm phải dạy để làm người. Nhưng chuyện này đã lãng quên, hiện các trường sư phạm đang khôi phục lại, đào tạo giáo viên không phải dạy chữ không thôi, trường phổ thông phải dạy để làm người.

Tôi cũng mong rằng các cơ quan quản lý, nhà trường sư phạm, các nhà trường phổ thông làm vấn đề này phải làm một cách triệt để và khoa học hơn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Q.Anh
GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Q.Anh

“Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ, chuyên môn, đạo đức mà còn phải có phương pháp giáo dục đề cao vai trò của con người, đề cao tính nhân văn. Ngành Giáo dục cũng phải có sàng lọc, nếu những giáo viên không xứng đáng là thầy cô giáo thì nên sa thải, nên đi làm việc khác vì làm thầy không chỉ dạy chuyên môn và cả đạo đức, lối sống cho học sinh”

GS.VS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Quang Anh (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 33 phút trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 38 phút trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 2 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Top