Hà Nội
23°C / 22-25°C

Góc khuất cuộc đời của những bé gái mang danh Thánh nữ

Thứ bảy, 15:00 18/06/2016 | Bốn phương

GiadinhNet - Trở thành một Thánh nữ, hiện thân của đấng thần linh, đồng nghĩa với vinh quang và sự trọng vọng. Nhưng sau vài năm ngắn ngủi đảm nhiệm trọng trách này, các Thánh nữ sẽ phải trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều cựu Thánh nữ đã không thể vượt qua sự thay đổi môi trường quá khắc nghiệt này.


Nghi thức tấn phong Thánh nữ sẽ không bao giờ bị bãi bỏ

Nghi thức tấn phong Thánh nữ sẽ không bao giờ bị bãi bỏ

Phía sau ánh hào quang

Cuộc sống của một bé gái Nepal sẽ thay đổi hoàn toàn khi được lựa chọn trở thành Thánh nữ. Để đánh dấu thời khắc quan trọng này, người ta thường tổ chức một lễ tấn phong long trọng. Nhưng từ trước đó, bé gái trúng tuyển sẽ bị tách khỏi gia đình. Các em sẽ phải vào sống trong các cơ sở tôn giáo để được những bô lão huấn luyện hàng loạt nghi thức mà một hiện thân của thần linh phải nắm vững. Kết thúc khóa “đào tạo” này, các bé mới được làm lễ tẩy trần và chính thức tiến hành tấn phong

Từ thời điểm được lựa chọn, mọi liên hệ của các Thánh nữ với trần thế (kể cả quan hệ máu mủ, ruột thịt) cũng tạm thời bị cắt đứt. Các Thánh nữ sẽ ở trong một ngôi đền riêng, được các giới chức tôn giáo phục dịch hàng ngày. Do tất cả các Thánh nữ đều là… con nít, họ sẽ được bố trí bạn để cùng chơi. Đó là những đứa trẻ cùng trang lứa, cũng được lựa chọn kỹ lưỡng với các tiêu chuẩn giống hệt quá trình lựa chọn Thánh nữ nhưng không đáp ứng một (hoặc một số) tiêu chuẩn. Phần lớn thời gian đảm nhận chức vụ, Thánh nữ sẽ phải học tập các giáo lý tôn giáo. Những lúc rảnh rỗi ngắn ngủi, gia đình, người thân có thể đến thăm các em nhưng là với thân phận thần dân diện kiến Thánh nữ. Những cuộc gặp gỡ này sẽ bị giám sát chặt chẽ, nội dung trò chuyện cũng bị “thẩm duyệt” để tránh cho các Thánh nữ bị xao lòng hay nhiễm vào đầu những ưu phiền.

Nepal là đất nước của các nghi lễ. Mỗi năm, hàng trăm lễ hội lớn nhỏ của các dân tộc, tôn giáo diễn ra. Vì thế, các Thánh nữ cũng khá bận rộn khi phải thực thi thiên chức “hiện thân của thần linh”. Nhìn bề ngoài, nhiệm vụ của Thánh nữ có phần đơn giản khi chỉ việc giữ bộ mặt bình thản xuất hiện trước đám đông. Nhưng nếu biết rằng các Thánh nữ đều là những đứa trẻ lên năm, lên ba, chúng ta mới thấu hiểu việc giữ nghi biểu như vậy trước hàng nghìn người tung hô quả thực vô cùng khó khăn. Oái oăm ở chỗ, các Thánh nữ chỉ cần không tiết chế cảm xúc thì theo đức tin truyền đời của dân chúng, cả đất nước sẽ phải chịu những vận hạn, tai ương. Bởi vậy, nhiệm vụ tối quan trọng của Thánh nữ là phải giữ im lặng và sự bình thản trong suốt cả buổi lễ.

Phần cuối các nghi lễ bao giờ cũng là màn Thánh nữ ban phúc cho dân chúng. Ở thời khắc này, các biểu hiện của Thánh nữ không được chú ý nhiều như trước nữa. Theo quan niệm của người Nepal, nó không chứa thông điệp thần linh muốn gửi gắm. Thế nên, các Thánh nữ có thể tự do thể hiện cảm xúc của mình. Ở phần lễ nghi này, người ta đã từng chứng kiến những Thánh nữ bật khóc hoặc ngất xỉu vì áp lực quá lớn. Tuy nhiên, phần lớn các Thánh nữ (đã qua đào tạo bài bản) sẽ cố gắng để hoàn thành tốt nghi thức “khá dễ chịu” này. Sau đó, họ nhanh chóng rút vào kiệu có rèm che trở về ngôi đền.

Thông thường một Thánh nữ sẽ kết thúc sứ mệnh khi bước vào tuổi dậy thì. Các chức sắc tôn giáo phải đảm bảo “phế bỏ” Thánh nữ trước khi họ có kinh nguyệt lần đầu tiên trong đời. Bởi nếu để xảy ra điều này, thần linh đang “mượn tạm” xác phàm sẽ bị ô uế. Đến đây, các cựu Thánh nữ có thể thở phào vì trút được vinh dự nặng nề. Thế nhưng, dư âm của quãng thời gian này sẽ còn kéo dài rất lâu sau đó. Trở về cuộc sống đời thường, việc tái nhập đối với các bé gái này cũng còn nhiều gian nan.

Hành trình “nhập thế” gian nan


Một Thánh nữ đang học theo chương trìnhgiáo dục đặc biệt

Một Thánh nữ đang học theo chương trìnhgiáo dục đặc biệt

Do bị tách khỏi gia đình quá sớm, nhiều cựu Thánh nữ đã không thể hòa nhập lại với đời sống bình thường. Một công trình nghiên cứu độc lập mà các nhà xã hội học phương Tây thực hiện đã cho thấy không ít bé gái trở về bị ảnh hưởng tâm lý. Các bé vẫn coi mình là Thánh sống, cách sinh hoạt, lối suy nghĩ vẫn giống hệt như trước kia. Điều đáng nói, khi trở thành Thánh nữ, các bé được đào tạo bài bản bao nhiêu thì lúc trở thành thứ dân lại bị lãng quên nhanh chóng bấy nhiêu. Sau một buổi lễ nhỏ, Thánh nữ lập tức được đưa trở về gia đình bước vào cuộc sống mới. Vậy là sớm mai thức dậy, Thánh nữ phải bắt đầu việc làm quen với thế giới, học tập, ăn uống, sinh hoạt và vô vàn những điều khác hẳn khi họ ở trong ngôi đền.

Ngay cả khi đã vượt qua chặng đường “tái hòa nhập cộng đồng” này thì một vài năm sau khi đến tuổi kết hôn, quá khứ lại một lần nữa khiến các cựu Thánh nữ gặp khó khăn. Bởi không biết từ bao giờ, dân gian Nepal đã tồn tại lời đồn nghiệt ngã rằng: Người đàn ông nào dám cưới một cựu Thánh nữ làm vợ sẽ chết vì ho ra máu. Sau này với sự phát triển của khoa học, lời đồn đại kia đã được chứng minh là vô căn cứ. Càng những năm gần đây, càng có nhiều cựu Thánh nữ lập gia đình, chồng con đề huề.

Dù thế, góc khuất khi rời ngôi vị của các Thánh nữ cũng khiến lời chỉ trích về tục lệ đã trải qua hàng nghìn năm của Nepal ngày một dày thêm. Thời gian qua, một số nhà hoạt động xã hội Nepal và cả các tổ chức xã hội quốc tế đã đề nghị bãi bỏ tục lệ này. Những người đấu tranh tin rằng, tấn phong Thánh nữ chính là sự tước đoạt tuổi thơ của các bé gái. Một số nhà hoạt động xã hội của Nepal thì đề xuất: Nếu vẫn muốn giữ tục lệ này như một nét tôn giáo truyền thống, Chính phủ và các giới chức tôn giáo cần cải biến, giảm bớt tính thần thánh của các Thánh nữ. Khi đó, các bé gái đảm nhận sứ mệnh vẫn có thể có cuộc sống bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Dẫu chưa thể ngày một ngày hai loại bỏ nghi thức tín ngưỡng này nhưng Chính phủ Nepal cũng đã nhận thấy những lời phản đối là xác đáng. Bởi vậy thời gian qua, Chính phủ Nepal đã ra quy định về việc mở lớp dạy học riêng cho các Thánh nữ. Trong khi đó, Hội đồng thành phố Kathmandu cũng quyết định chu cấp cho 10 cựu Thánh nữ khoản trợ cấp hàng tháng là 10.000 rupee (khoảng 101 USD) để giúp các bé gái hòa nhập lại cuộc sống bình thường. Nhiều tổ chức xã hội cũng vào cuộc giúp tư vấn tâm lý, tư vấn học tập và hướng nghiệp cho các cựu Thánh nữ.

Một số tổ chức nhân quyền đã tấn phong Thánh nữ là một hình thức bóc lột trẻ em. Họ cho rằng cuộc sống của Thánh nữ đã ngăn cản các cô bé này được phát triển bình thường. Đáp lại, năm 2008, Tòa án Tối cao Nepal đã bác bỏ một kiến nghị chống lại truyền thống tôn thờ Thánh nữ, tuyên bố rằng Kumari là văn hóa và tôn giáo quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên, Tòa án cũng đã ra lệnh tiến hành một vài cải cách, trong đó quan trọng nhất là việc thực thi giáo dục cho các Thánh nữ. Ngôi trường St. Xavier tại thành phố Patan sẽ cung cấp một học bổng toàn phần để các Thánh nữ có thể học hành trong suốt nhiệm kỳ Thánh nữ của cô.

(Còn nữa)

Thanh Tùng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháu 1 tuổi đuối nước trong xô, bà nội đi qua tìm 10 lần không phát hiện: Camera ghi lại diễn biến đau lòng

Cháu 1 tuổi đuối nước trong xô, bà nội đi qua tìm 10 lần không phát hiện: Camera ghi lại diễn biến đau lòng

Chuyện đó đây - 33 phút trước

Đoạn camera ghi lại toàn bộ diễn biến sự việc bé trai 1 tuổi bị đuối nước trong xô khiến nhiều người bàng hoàng.

Phu nhân Tân Thủ tướng Singapore 'gây bão' vì quá đẹp, một lần xuất hiện hiếm hoi cũng khiến dân mạng xuýt xoa không ngớt

Phu nhân Tân Thủ tướng Singapore 'gây bão' vì quá đẹp, một lần xuất hiện hiếm hoi cũng khiến dân mạng xuýt xoa không ngớt

Bốn phương - 13 giờ trước

Sự xuất hiện của vợ Tân Thủ tướng Singapore tại Lễ nhậm chức đang trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm.

Người đàn ông ăn xin bỗng nổi tiếng sau một đêm, đổi đời thành triệu phú và được cả nước gọi là 'thầy': Lý do vô cùng bất ngờ

Người đàn ông ăn xin bỗng nổi tiếng sau một đêm, đổi đời thành triệu phú và được cả nước gọi là 'thầy': Lý do vô cùng bất ngờ

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Một đoạn video của người qua đường đã tình cờ làm thay đổi cuộc đời của người ăn xin trên phố.

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt báo cảnh sát

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt báo cảnh sát

Bốn phương - 15 giờ trước

Nhìn vườn rau xanh mướt nhà hàng xóm, người phụ nữ thấy 1 thứ bất thường!

Meghan chia sẻ những chi tiết hiếm hoi về con trai Archie và con gái Lilibet

Meghan chia sẻ những chi tiết hiếm hoi về con trai Archie và con gái Lilibet

Bốn phương - 16 giờ trước

Cuộc sống thường nhật của hai nhóc tỳ Hoàng gia Anh Archie và Lilibet được Harry - Meghan chia sẻ trong chuyến thăm trường học ở Nigeria.

Bí ẩn 'gây tranh cãi nhiều nhất' trong bức họa Mona Lisa đã được giải đáp?

Bí ẩn 'gây tranh cãi nhiều nhất' trong bức họa Mona Lisa đã được giải đáp?

Bốn phương - 18 giờ trước

Bức họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Hàng trăm năm sau, người ta vẫn chưa giải đáp hết bí ẩn xoay quanh họa phẩm này.

Dòng người xót xa đưa tiễn bé trai 10 tuổi qua đời vì tự tử do bị bạo lực ở trường

Dòng người xót xa đưa tiễn bé trai 10 tuổi qua đời vì tự tử do bị bạo lực ở trường

Bốn phương - 18 giờ trước

Câu chuyện của cậu bé đáng thương khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Bi kịch thần đồng từng kiếm hàng trăm triệu từ năm 11 tuổi: Tất cả là do lòng tham của cha mẹ?

Bi kịch thần đồng từng kiếm hàng trăm triệu từ năm 11 tuổi: Tất cả là do lòng tham của cha mẹ?

Chuyện đó đây - 20 giờ trước

GĐXH - Từng được mệnh danh là thần đồng thư pháp nhưng vì sự giáo dục sai cách của bố mẹ, hiện, Hà Thế Long có cuộc sống không như kỳ vọng.

Chú khỉ béo nhất Thái Lan qua đời vì căn bệnh liên quan đến béo phì

Chú khỉ béo nhất Thái Lan qua đời vì căn bệnh liên quan đến béo phì

Bốn phương - 21 giờ trước

Do ăn quá nhiều đồ ăn do người qua đường mang đến, chú khỉ béo phì nổi tiếng Godzilla đã tử vong vì vô số căn bệnh liên quan đến cân nặng khi mới 6 tuổi.

Top