Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giọt nước mắt của "đào di động" phía sau chốn đèn mờ

Chủ nhật, 09:15 04/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Sống trong thế giới nhơ nhớp về đêm, các cô gái trót vướng phận “đào di động” hiểu rằng họ phải sẵn sàng chấp nhận nỗi đắng cay, thậm chí bị bạo hành bởi những gã đàn ông lắm tiền rửng mỡ.

Giọt nước mắt của "đào di động" phía sau chốn đèn mờ 1
Một “đào” được gọi đến tiếp khách. Ảnh: H.M
 
Trong những ngày nhập vai “đào” và “ký sinh” ở nhiều quán Karaoke đèn mờ khắp Sài thành, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tận mắt chứng kiến không ít lần tiếp viên “chịu đấm ăn xôi” để kiếm càng nhiều càng tốt tiền “boa” của khách, mặc dù họ không chút mặn mà với cái nghề bạc bẽo này.
 
Phận tằm phải nhả tơ

Hơn tuần nay bị “lóc” (không có quán gọi đi tiếp khách - PV), chẳng có tiền thu vào mà còn phát sinh chi phí phấn son, quần áo ngốn hầu bao gần hết 3 triệu, Mai Thúy (28 tuổi, quê Đồng Tháp) đang sốt ruột than vắn thở dài. Cô biết tuổi nghề của mình đã thuộc vào loại “U” (lớn tuổi - PV) rồi, nếu không tô son, trát phấn, diện thêm áo quần… thì chỉ có nước ế khách dài dài. Giữa bối cảnh những cô gái ngoại tỉnh vừa trẻ vừa xinh đang ùn ùn kéo về Sài Gòn xin việc tạo nên cuộc cạnh tranh nghề gay gắt như hiện nay, thì Thúy biết chắc bản thân cô sẽ không mấy chốc mà bị đánh bật ra.

Cố bám trụ và “tận thu” cũng là tâm trạng của Quỳnh Hoa (25 tuổi, quê Lâm Đồng). Chẳng thế mà giữa buổi trưa nắng như đổ lửa, Hoa vẫn phi như bay từ phòng trọ (Quận 2) đến một quán Karaoke trên đường Lê Văn Việt (Quận 9) để tiếp khách theo lệnh điều động của quản lý. Dù đã cố đi nhanh nhưng khi đến nơi vẫn chậm, Hoa bị quản lý quán khiển trách, một điều rất kỵ đối với nghề này. Hỏi số phòng xong, cô bước như chạy vào nơi những vị khách đang chờ. Cố gắng lấy lại bình tĩnh, Hoa vẫn không sao giấu được những giọt mồ hôi làm lem luốc lớp phấn son, lộ khuôn mặt đỏ ửng. Nhìn bộ dạng đó, một vị khách ngồi đối diện tỏ vẻ không ưng. Bởi thế, khi Hoa vừa ngồi xuống ghế, thì ông ta phẩy tay lắc đầu bảo cô bước ra cùng anh ta. Đang ngồi cùng nhóm tiếp viên trong phòng, tôi vờ nghe điện thoại theo sau hai người ra ngoài. Ngay phía cầu thang, Hoa đang cố nằn nì xin vị khách 50 nghìn tiền xe ôm “bù lỗ”. Ngần ngừ một lát, vị khách cũng sĩ diện, miễn cưỡng rút ví lấy ra 2 tờ mệnh giá 20 ngàn và nói: “Hết tiền lẻ rồi, cầm tạm chừng này đổ xăng về. Thông cảm nhé”.

Cô tiếp viên giật lấy bỏ vào túi rồi bực bội lầm bầm: “Bàn đầu tiên mở hàng mà bị “ẻo” (xui) thế này, chán quá thể”. Thấy vậy, tôi vội tiến đến vờ hỏi động viên thì được biết, cô đi quá muộn còn để lộ lớp phấn nhạt nhòa, quần áo trễ nải nên khách không hài lòng. Lấy tay chỉnh lại váy áo, Hoa tặc lưỡi bảo lấy được 40 nghìn còn hơn là phải về không. Cô chua xót tâm sự: “Làm nghề này mà xin được cứ xin, chứ lắm khi mưa gió, nửa đêm tất bật chạy tới quán mà bị “rớt bàn” (khách chê), xin không được tiền thì cũng phải lủi thủi đội mưa về, lắm lúc thấy nản và tủi thân lắm”.
 
Giọt nước mắt của "đào di động" phía sau chốn đèn mờ 2

Mai Thúy, nữ nhân viên mà tôi tiếp cận nhiều ngày thì đang chán chường vạ vật với nghề. Cô cho biết, cách đây mấy năm mỗi ngày chỉ ngồi vài ba bàn kiếm tiền triệu dễ như bỡn, nhưng hai năm trở lại đây thì tình hình đã khác. Khách ngày càng dè dặt chi tiền, họ xem “hàng” trước mới quyết định chọn “đào” ngồi hát cùng. Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu với khách là nhân viên phải trẻ sau đó là đẹp, chứ lớn tuổi như Thúy thì “rớt bàn” về không là chuyện thường. “Có khi mấy ngày liền bị “lóc” ở nhà ăn không ngồi ngóng, tiền ăn uống, quần áo, giày dép, tiệc tùng, phấn son… quanh đi quẩn lại chẳng biết xoay đâu. Làm ngày trước ăn lạm vào ngày sau, lắm lúc cha mẹ ở quê điện lên xin không có tiền gửi về đành phải vay mượn gửi về rồi lại lo làm trả sau, rốt cuộc chẳng có dư đồng nào”, Thúy tâm sự. Và như cô nói thì trong “36 kế” của giới “đào di động” khi thất thu, thì họ còn phải dở chiêu dụ khách quen, buộc người ta mời đi nhậu, hát để vừa đỡ tiền ăn, tiền chơi lại được thêm tiền “boa” nữa.

Trong một buổi đi làm đêm khác khi đồng hồ đã chỉ 1h sáng, tôi và một cô bạn nữa được Hồng (30 tuổi, quê Khánh Hòa – PV) rủ đi tiếp đợt khách cuối cùng. Chị cho biết đây là khách nhậu đêm, giờ cũng đã khuya nên chắc không bị giữ chân lâu và không đi hát nữa, trước đó qua điện thoại chị đã ra giá mỗi người “2 xị” (200 ngàn) thì khách gật đầu đồng ý.

“Nghề này bạc bẽo lắm, chị biết mình già rồi, đã kém sắc và uống cũng không được như trước nữa. Nhiều lúc muốn bỏ nghề, nhưng bỏ rồi biết lấy tiền đâu gửi về quê nuôi mẹ già, con thơ? Thôi thì đành nhắm mắt đưa chân, đến khi nào khách chê quá thì tính tiếp”, chị Hồng (30 tuổi, quê Khánh Hòa) nhăn mặt dốc cạn ly rượu đế đắng nghét rồi gượng cười chua chát nói.

Mặc dù cả đám ai nấy đều thấm mệt và buồn ngủ, nhưng chị Hồng cố nài nỉ: “Mấy hôm nay, chị làm không thu vào được đồng nào, tiền trọ và tiền gửi về cho con gái (3 tuổi) ở quê sắp tới nên ráng “cày” (đi nhậu) thêm”. Rồi như chạm vào nỗi nhớ quê, chị Hồng ngừng tô cháo rồi giọng chùng xuống kể: “Cách đây 5 năm, tôi nên duyên với chồng cũng từ bàn nhậu, lúc đó tôi là tiếp viên còn chồng là một vị khách. Gặp nhau rồi tình yêu đến như sét đánh, tôi nghĩ anh ấy đồng cảm và yêu thương mình thực sự. Nhưng theo nhau về ở được thời gian thì tối ngày anh ta bê bết rượu, tiền tôi đi tiếp khách về được bao nhiêu anh ta lại lấy đi tiêu, hết nhậu lại chơi gái. Đau đớn nhất là ngày tôi mang bầu đứa con đầu lòng, anh ta bỏ đi theo người đàn bà khác và hắt hủi tôi, người đó không ai khác lại chính là cô bạn tiếp viên từng được tôi dẫn dắt vào nghề”. Số phận bất hạnh đã đành, gia đình chị cũng nghèo khó, cha mẹ đã lớn tuổi nhưng vẫn phải đi làm thuê, đứa con gái chị gửi ông bà lại nay ốm, mai đau. Kiếm được bao nhiêu tiền, chị đều gửi về quê hết.
 
Tâm sự đắng đót

Trong những ngày nhập vai “đào”, trực tiếp nghe tâm sự của những phận người trong nghề, tôi nhận thấy các cô gái hoặc là người ta vạ vật với nghề hoặc “ném lao theo lao” chấp nhận buông thả cho số phận, sa vào những cuộc chơi và dính vào tệ nạn xã hội. Một câu chuyện khác, chị L.H. (19 tuổi, quê Kiên Giang) mới vào nghề hơn 3 tháng, người mà tôi quen có lần kể về “chiến tích”: “Có hôm làm xong, mấy đứa kéo nhau đi nhậu, đứa nào cũng hơi tưng tưng. Hứng lên cả bọn kéo vô bar nhảy nhót cho đã, rồi lại rủ nhau qua đêm đi khách sạn “đập đá” (một dạng ma túy tổng hợp), những đứa làm như bọn em đều chơi đập đá, nhưng giấu kín đấy”.

Còn trường hợp của Lệ Thùy (24 tuổi, quê Tiền Giang), từng tốt nghiệp ngành Quản trị - Kinh doanh ở một trường Cao đẳng ở TP. HCM, nhưng gần 2 năm ra trường loay hoay mãi vẫn không xin được việc. Nhà nghèo không muốn là gánh nặng gia đình, cô đành nán lại chốn thị thành tự kiếm việc để mưu sinh. Theo chân người chị họ, Thủy quyết định làm tiếp viên ở những quán nhậu “chân dài”, rồi làm “đào” ở khắp các quán Karaoke “hát ít sờ nhiều”. Thời gian đầu, cô còn dành dụm ít gửi về quê cho cha mẹ, nhưng về sau mải chơi bời vấy vào cờ bạc, phải vay nặng lãi, rồi nợ mẹ đẻ nợ con khiến cô không ngoi lên được. Còn Thanh Hằng (31 tuổi, Bến Tre), có thâm niên nhiều năm trong nghề, sẵn sàng cặp bồ rồi “đi khách” với bất cứ ai. Ba đứa con nhỏ của chị là “sản phẩm” từ ba người đàn ông khác nhau. Không chịu nổi dị nghị, cô đành gửi con lại cho cha mẹ ở quê.
 
Không chỉ là những câu chuyện đắng đót về phận “ký sinh”, phía sau đồng tiền của nghề “đào di động” còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt lẫn nhau trong thời buổi “người khôn của hiếm”. “Đào” Thủy (quê Khánh Hòa) nói như đúc rút: “Môi trường này vốn dĩ cạnh tranh nhau gay gắt, mạnh thắng yếu thua, làm nghề này không khéo léo để bị ghanh ghét, chơi đểu thì khó sống. Nếu là người mới vào nghề thì nên tụ tập kết bè phái để không bị bắt nạt, hơn nữa tạo mối quan hệ để có “nhiều mối” về sau làm ăn”. Không những thế, sự ghen tuông luôn thường trực giữa các “đào”. Người này làm nhiều tiền, cặp đại gia, đi xe xịn, xài điện thoại đắt tiền… nếu không “chia sẻ” thì chắc chắn bị số đông ghen gét và bị “đánh” hội đồng. Mỗi thân phận là một hoàn cảnh trớ trêu, biết nghề bạc bẽo nhưng họ vẫn cố bám víu, bởi chỉ đơn giản một điều là không cần phải tốn sức lao động nặng nhọc vẫn “được ăn, được uống lại được nhận quà”…
 
Kì cuối: Một bước sa chân của những bóng hồng “ký sinh” chốn đèn mờ

Tàn một đêm, những tiếp viên lại lún sâu vào nghề. Không chống chọi được những cám dỗ từ đồng tiền, nhiều người đã đánh mất mình trong tích tắc với nghề “đào di động”ở chốn đèn mờ.
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 3 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 4 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 5 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 8 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 8 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Top