Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên vừa dạy online, vừa lo đối phó các chiêu trò phá lớp

Thứ năm, 07:31 16/04/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Trong khi nhiều giáo viên nỗ lực trong dạy và học trực tuyến qua Internet, một bộ phận học sinh ngoài việc học đối phó, còn cung cấp mã và mật khẩu lớp học để nhờ người khác vào phá hoại giờ học...

Giáo viên vừa dạy online, vừa lo đối phó các chiêu trò phá lớp - Ảnh 1.

Xuất hiện nhiều nhóm trên mạng xã hội chia sẻ thông tin truy cập với mục đích phá hoại lớp học trực tuyến (ảnh chụp màn hình).

"Giang hồ mạng" phá hoại giờ học online

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, học sinh cả nước đã có đợt nghỉ học kéo dài hơn 2 tháng qua. Tiếp tục chủ trương của Bộ GD&ĐT với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", các địa phương đã đẩy mạnh học tập trực tuyến, trên truyền hình dành cho học sinh các cấp học từ tiểu học đến THPT. Nếu như thời điểm ban đầu hình thức này chỉ là giúp học sinh duy trì nề nếp học tập thì hơn một tháng trở lại đây đã chuyển sang dạy chương trình, nội dung kiến thức mới có chấm điểm giống như học chính khóa.

Trong khi chưa thống nhất nền tảng chung của phần mềm dạy học trực tuyến hiện nay, mỗi địa phương, nhà trường vẫn phải tùy điều kiện để lựa chọn ứng dụng triển khai dạy học trực tuyến. Phổ biến nhất vẫn là các ứng dụng từ nước ngoài như: Classroom, Zoom Meeting… Ưu điểm của các ứng dụng này là dễ dàng sử dụng, hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, việc áp dụng vào dạy học lại phát sinh những hạn chế do các ứng dụng này chưa thực sự là phần mềm dành cho việc dạy học mà chỉ là phần mềm sử dụng cho văn phòng, hội họp thông thường.

Theo ghi nhận, trong quá trình học online, đa số học sinh đã tích cực và nghiêm túc học tập. Tuy nhiên vẫn còn xuất hiện tình trạng học sinh nói chuyện ồn ào trong giờ học, viết bình luận không liên quan tới lớp học, thậm chí dùng thủ thuật để trốn học… Đặc biệt, xuất hiện các nickname "lạ", hoặc tên của những nhân vật "giang hồ mạng" vào các lớp học để quấy rối, chửi bậy, phát tán các clip phản cảm.

Thậm chí, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều hội nhóm để học sinh cung cấp mã truy cập, mật khẩu lớp học nhờ người khác vào cùng phá lớp. Cụ thể, chiều 15/4, truy cập vào các nhóm này, chúng tôi không khỏi "choáng" với ý thức của một bộ phận học sinh hiện nay. Tại các nhóm này trên Facebook, xuất hiện vô số bài viết cung cấp địa chỉ, mật khẩu và giờ học để kêu gọi các thành viên "rảnh rỗi, ghét học" vào phá bĩnh. Thực tế, học sinh mới có thông tin để truy cập lớp học online. Những tài khoản có tên của những "giang hồ mạng" là tài khoản ảo tham gia lớp học với mục đích xấu.

Vừa dạy, vừa lo trò phá

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, hoạt động dạy và học online thời gian qua gặp nhiều khó khăn do chính bản thân giáo viên cũng chưa làm chủ được công nghệ, tốc độ đường truyền chưa ổn định, học sinh không phải em nào cũng có thiết bị phù hợp để tham gia lớp học. Tuy nhiên, để duy trì lớp học và mạch kiến thức cho học sinh, giáo viên không còn cách nào khác là phải khắc phục khó khăn, nỗ lực hơn nữa. Mặc dù bị học sinh dùng các "chiêu" đối phó, song nhiều giáo viên đã từng bước tăng cường quản lý, bảo mật lớp học.

"Ban đầu bị các nickname quấy phá lớp học, tôi cũng như các giáo viên khác rất bất bình. Tuy nhiên đây đều là nickname ảo, nên ngoài việc kêu gọi phụ huynh hỗ trợ, giám sát con trong giờ học, giáo viên cũng từng bước bảo mật thông tin lớp học. Theo đó, chỉ có nickname tên thật của học sinh mới được vào lớp học; mã và mật khẩu lớp học thường xuyên được thay đổi; giáo viên yêu cầu học sinh phải tắt micro, camera để tránh ồn ào, làm phiền trong giờ học và cho phép học sinh nào phát biểu mới được bật lên. Chúng tôi cũng thường xuyên phản hồi tới gia đình nếu học sinh không tham gia lớp học, không làm bài tập…", cô Thanh Huyền, giáo viên tại Hà Nội chia sẻ.

Là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dạy học online, thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên Toán Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: "Ngay từ khi học sinh nghỉ học vì COVID-19, trường đã thực hiện việc dạy và học trực tuyến qua các ứng dụng phần mềm. Để giúp học tốt, giáo viên cũng vất vả hơn, dành nhiều thời gian để xây dựng bài học, tăng cường soạn bài tập và chấm bài tập. Giáo viên cũng tăng cường giám sát học sinh, yêu cầu học sinh học tập nghiêm túc, hoàn thành các bài tập, chụp ảnh bài giải và gửi lại cho giáo viên chấm, chữa và nhận xét. Ngoài ra, cũng phải tăng cường kết nối với phụ huynh thông báo tình hình học tập của học sinh".

Theo Bộ GD&ĐT, thời gian qua, trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến trên Internet có xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục... ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Để khắc phục, Bộ GD&ĐT kiến nghị các cơ sở giáo dục, giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến của Bộ. Nếu xảy ra các tình huống tiêu cực, giáo viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh và cán bộ quản lý cần cung cấp thông tin kịp thời tới lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tại Hà Nội, từ ngày 9/3 đến nay, Đài PT&TH Hà Nội phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội sản xuất, phát sóng các môn dành cho học sinh lớp 9, lớp 12. Theo Đài PT&TH Hà Nội, mục đích của những người sản xuất chương trình là giúp cho học sinh cuối cấp có thể nắm vững kiến thức trong thời gian nghỉ vì dịch nhằm đảm bảo đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận có ý thức xây dựng thì cũng có những bình luận không liên quan đến bài giảng, những bình luận phản cảm gây bức xúc cho những người xem trực tiếp. Việc xuất hiện nhiều bình luận phản cảm đã khiến nhà đài phải phối hợp với an ninh mạng để mời một số bạn bình luận có nội dung phản cảm trong các buổi livestream lên làm việc và sẽ báo lại nhà trường.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 42 phút trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 11 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 11 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Top