Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo sư tim mạch kể về lần đầu mổ tim siêu nặng cho bệnh nhân rất đặc biệt

Thứ năm, 19:00 18/05/2017 | Y tế

GiadinhNet – Trong câu chuyện không được phép kéo dài, vị giáo sư tim mạch nổi tiếng của Việt Nam chỉ khiêm tốn: Ca mổ không “kinh khủng” lắm đâu! Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã “vượt qua chính mình”, và mọi bệnh nhân đều bình đẳng trước bác sĩ…

Ngày 18/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện này đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nhiễm HIV bị lóc động mạch chủ type A. Ca mổ được tiến hành ngày 9/5.

Bệnh nhân là nữ, 42 tuổi, quê ở Hải Phòng. Năm 2000, chị phát hiện HIV dương tính, nhưng đến năm 2005 mới được chính thức điều trị bệnh.


Bệnh nhân có thể xuất viện sau vài ngày nữa.

Bệnh nhân có thể xuất viện sau vài ngày nữa.

Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân được chẩn đoán lóc tách động mạch chủ cấp tính. Bệnh nhân được đưa đến viện, sau khi được giải thích, gia đình đã xin bệnh nhân về vì sợ sức khoẻ không đáp ứng được.

Nhưng sau đó, cảm thấy sức khoẻ đảm bảo để mổ, gia đình quay lại Bệnh viện Việt Đức và xin ý kiến Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang. Giáo sư Giang đã hội chẩn cùng các bác sĩ, đánh giá bệnh nhân có thể đảm bảo sức khoẻ và các điều kiện đi kèm nên quyết định phẫu thuật.

Nói đơn giản vậy, nhưng sau 2-3 ngày chuẩn bị các bước để xét nghiệm, đánh giá các virus, khả năng miễn dịch cho bệnh nhân… công cuộc chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị tham gia ca mổ này mới phức tạp.

“Trước đây, chúng tôi đã từng mổ cho các bệnh nhân nhiễm HIV, nhưng hầu hết là các bệnh lý nhẹ nhàng, thời gian mổ nhanh, tỷ lệ phơi nhiễm vô cùng thấp.

Trong khi đó, với ca phẫu thuật lóc động mạch chủ type A - nặng nhất trong các loại phẫu thuật tim hở - dự kiến phải thực hiện trong thời gian rất dài (từ 7- 8 tiếng đồng hồ) như bệnh nhân này, xác suất phải nói là khá lớn”- PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch & Lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) chia sẻ.

Giải thích cụ thể hơn về bệnh lý lóc động mạch chủ type A, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, đây là bệnh lý nặng nhất trong các bệnh lý tim mạch. Thành động mạch chủ có 3 lớp, là mạch máu to nhất cơ thể, đường kính to như ngón chân cái. Khi bị lóc sẽ bị tách đôi ra.

80-90% nguyên nhân khiến động mạch chủ bị lóc là do xơ vữa mạch máu của người lớn tuổi, hầu hết trên 60 tuổi nhưng cũng có những người 40 tuổi đã bị. Khi mạch máu bị xơ vữa, các mảng vôi hoá, xơ vữa loét vào thành động mạch máu, loét cả động mạch chủ.

Với các bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp trong mạch máu cao, sẽ thúc vào chỗ loét đó, làm lóc tách khiến máu chui vào các lớp thành động mạch chủ. Chỉ trong vòng mấy giây sẽ xé toang thành mạch động mạch chủ từ tim xuống chân khiến bệnh nhân đau dữ dội, toàn bộ mạch máu sẽ bị tách làm đôi.


PGS.TS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ về ca mổ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước chia sẻ về ca mổ.

Với bệnh lý cấp cứu này, 90% bệnh nhân sẽ chết trong 4 ngày đầu sau khi lóc nếu không được can thiệp, 5% sẽ chết trong tháng tiếp theo. Số còn lại rất khó khăn để chống cự sau 1 năm.

Với nữ bệnh nhân HIV trên đây, ngoài bị lóc động mạch chủ type A mãn tính, còn bị rất nhiều bệnh lý tim mạch khác…. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, khả năng sống tiếp chỉ khoảng 1 tháng.

PGS Ước cho biết, với bệnh lý này, về kỹ thuật, quy trình mổ cho bệnh lý không phải quá khó khăn, cũng không phải là mổ trên nền bệnh nhân HIV vì kết quả xét nghiệm thời gian gần đây cho thấy tải lượng virus HIV dưới ngưỡng, khả năng bùng phát bệnh, lây nhiễm đỡ hơn nhiều. Bệnh nhân cũng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

"Khó nhất là vấn đề "vượt qua chính mình" - PGS Ước chia sẻ.

Đó là bởi ca mổ có thời gian lâu quá. Đây là loại mổ tim hở phức tạp nhất, trang thiết bị sử dụng nhiều, máu được hút ra hút vào liên tục, máu tung toé khắp nơi… Được biết, một ca mổ bình thường chỉ khoảng 5-7 người, ca mổ này cần gấp đôi số người tham gia.

"Khi thông báo có ca mổ này, không phải nhân viên nào cũng dũng cảm nhận việc ngay. Việc vượt qua chính mình trong quá trình làm việc là phải làm sao thực hiện tốt ca khó như thế cho bệnh nhân, đảm bảo quyền lợi, đảm bảo quyền con người cho người bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế" - PGS Ước nói.

“Chúng tôi cũng phải chuẩn bị phòng ốc riêng biệt, đơn nguyên riêng biệt, trang thiết bị tài sản cố định phải được đánh dấu riêng biệt, vật tư tiêu hao được lên cơ số dự trù cẩn thận. Việc chăm sóc bệnh nhân HIV sau mổ cũng được tiến hành bởi một ê kíp riêng" - điều dưỡng viên Thu Hà cho hay.

BS Trịnh Kế Điệp, Khoa Gây mê hồi sức cho biết, với bệnh nhân này, số lần chọc phải được hạn chế mức ít nhất có thể. Khi gây mê cho bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm thì phải dùng kháng sinh dự phòng mạnh. Dụng cụ gây mê cũng chỉ được sử dụng 1 lần.

Ngày 9/5, kíp mổ do PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, TS.BS Phùng Duy Hồng Sơn, Khoa phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực đã tiến hành phẫu thuật.

Trong suốt 8 tiếng mổ, các bác sĩ phải rất cẩn thận, từ cầm dao, đưa mũi kim chỉ, vì nếu bình thường, dao sau khi rạch xong có thể bác sĩ đặt ngay xuống nhưng với ca này phải rất cẩn trọng, có một người trợ lý sẵn sàng đứng bên cạnh để cầm dao sau rạch, kim sau khâu…

“Tất cả trang thiết bị, vật tư tiêu hao trong phòng mổ, thậm chí cả quần áo phẫu thuật viên, nhân viên cũng chỉ được dùng một lần. Vì thế chi phí cho cuộc phẫu thuật này tăng lên rất nhiều” – điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thu Hà cho biết.

Điều dưỡng Thu Hà cũng cho biết, vì đây là ca bệnh rất đặc biệt nên việc quán triệt quy định rất quan trọng, từ việc đặt để chất thải bệnh nhân (vì mỗi một chất thải nhỏ cũng là nguồn phơi nhiễm bệnh), đến phong cách, thái độ ứng xử với bệnh nhân và người nhà.

Sau khoảng hơn 1 ngày sau mổ, bệnh nhân được rút máy thở, thuốc vận mạch giảm liều, 3 ngày sau bỏ thuốc trợ tim. Bệnh nhân đã được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn để điều trị nội khoa sau mổ. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong tuần tới.

“Người mắc HIV, mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng được cứu chữa tận tình, đều bình đẳng trước bác sĩ” - vị giáo sư tim mạch hàng đầu Việt Nam nhấn mạnh.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 24 phút trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top