Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường tăng học phí theo lộ trình, sinh viên kêu trời

Thứ ba, 08:01 26/09/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Sau khi được Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, nhiều trường đại học đã tăng học phí gấp 2, thậm chí gấp 3, 4 lần so với mọi năm. Điều này gây ra những khó khăn cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo.

Sinh viên “sốc” với mức tăng học phí

Đón nhận niềm vui nhập trường chưa được bao lâu, nhiều bạn sinh viên Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch lại lo lắng vì học phí từ năm 2018 sẽ tăng lên tới 2,7 đến 4,8 lần so với mọi năm. Theo đó, việc tăng học phí Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 tính từ tháng 9 đến hết tháng 12/2017, học phí SV có hộ khẩu tại TP.HCM sẽ đóng theo mức dành cho trường ĐH chưa tự chủ tài chính toàn phần là 1.070.000 đồng/SV/tháng (tính trung bình 10,7 triệu đồng/năm học 10 tháng). SV các địa phương khác theo học tại trường dự kiến mức thu cao hơn là 2,2 triệu đồng/tháng (khoảng 22 triệu đồng/năm 10 tháng).

Học phí dự kiến ở giai đoạn 2 (từ tháng 1/2018 trở đi) sẽ được tính theo nhóm trường tự chủ tài chính toàn phần. Theo đó, học phí sẽ áp dụng chung cho sinh viên cả nước và có sự khác nhau tùy ngành đào tạo, trong đó cao nhất là 4 ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược sĩ ĐH, cử nhân khúc xạ với 4,4 triệu đồng/tháng. Ngành cử nhân xét nghiệm y học thu 3,6 triệu đồng/tháng, cử nhân y tế công cộng 2,5 triệu đồng/tháng. Các ngành cử nhân điều dưỡng (hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học), cử nhân kỹ thuật y học thu 3 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mỗi SV theo học tại trường này sẽ đóng từ 25 - 44 triệu đồng/năm học. So với mức học phí đang được TP.HCM cấp bù kinh phí đào tạo hiện nay (khoảng 9 triệu đồng/năm), mức này tăng lên tới 2,7 đến 4,8 lần tùy ngành.

Điều đáng nói, tháng 3/2017 (thời điểm trước khi thí sinh đăng ký dự thi), nhà trường không hề có những thông tin cụ thể về học phí mà chỉ thông báo “Nhà trường sẽ công bố trên web sau khi được UBND TP.HCM phê duyệt đề án tự chủ tài chính”. Chỉ đến khi nhập học, nhiều sinh viên mới tá hỏa với mức học phí cao chót vót của nhà trường.

Nhiều bạn sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng trong tâm lý tương tự khi nhà trường thông báo sẽ áp dụng thu mức học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 tăng lên là 14 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2018 - 2019 là 16 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2019 - 2020 là 17,5 triệu đồng/sinh viên/năm học. Mức phí này tăng gấp đôi so với mọi năm.

Nhiều trường đại học khác như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học FPT, Học viện Tài chính, Đại học Hà Nội... cũng có mức tăng học phí cao so với những năm trước. Điều này đã gây ra không ít lo lắng cho các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo.

Theo bạn Hoàng Thu Thủy – sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Mức tăng học phí bất ngờ như vậy ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của những sinh viên nghèo như chúng em. Mức học phí trước đây, chúng em cũng đã phải chật vật đi làm thêm để đủ tiền, nay mức học phí tăng lên thế này bọn em không biết xoay sở sao”.

Trên một fanpage dành cho sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nhiều bạn sinh viên than thở. “Không biết lấy tiền đâu mà nộp học bây giờ”, “Lúa còn non trên đồng, lợn còn đang nhỡ trong chuồng, tiền đâu ra mà nộp đây”. Còn tại Trường ĐH Tài chính – marketing, ngay sau khi nhà trường công bố mức học phí cho năm học mới, nhiều sinh viên đã phản ứng. Theo các bạn sinh viên này, trong khi điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, học sinh phải học tại những cơ sở đi thuê mà nhà trường lại tăng học phí. Ngay sau đó, lãnh đạo nhà trường đã họp đại diện sinh viên để thông tin rõ hơn về lộ trình tăng học phí. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều phụ huynh, sinh viên đặt ra là tăng học phí, chất lượng đào tạo có tăng lên?

Mục đích của tự chủ không phải để tăng học phí

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội, đồng thời là Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng vấn đề tự chủ là vấn đề cần thiết, quan trọng của nền giáo dục: “Nếu chúng ta không giao cho các trường tự chủ thì chúng ta không bao giờ có chất lượng, giáo dục thật. Tự chủ có nhiều hình thức như tự chủ theo hình thức vẫn dùng ngân sách Nhà nước, Nhà nước vẫn xây trường nhưng nhà trường được tự chủ về xây dựng chương trình, tự chủ về tuyển chọn giáo viên, tự chủ về mặt tài chính. Như thế nhà trường không cần phải tăng thêm tiền ngay. Việc tăng tiền học phí sẽ áp dụng cho những chương trình học cao hơn, nhà trường muốn có chương trình học chất lượng hơn có thể thỏa thuận với phụ huynh, học sinh. Nhưng vấn đề tăng học phí cũng chỉ trong một giới hạn nhất định vì đó vẫn là trường công, vẫn có đầu tư. Mục đích tự chủ không phải để thu học phí mà là việc sử dụng kinh phí để đầu tư cho giáo dục một cách hiệu quả”. Ông Nguyễn Tùng Lâm cũng nhấn mạnh thêm: “Vấn đề thu học phí cần phải được công khai, phải có tính toán kĩ lưỡng. Nhà trường tăng học phí nhưng tăng để làm gì, đầu tư vào đâu. Chúng ta cũng cần có những cơ quan thẩm định, tính toán mức tăng học phí cho phù hợp. Tăng học phí phải căn cứ vào chất lượng giáo dục, đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất ra sao.

Đối với sinh viên đại học, nếu là trường công lập thì Nhà nước vẫn phải đầu tư, nếu còn là trường tư nhân, Nhà nước không đầu tư thì cần có sự thỏa thuận với phụ huynh, học sinh. Nếu là trường công, cần có những tính toán kĩ, cần có những suất học bổng để đảm bảo việc học cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo. Các trường nên có một lộ trình cụ thể, lâu dài chứ không thể cứ tự ý tăng ra sao cũng được”.

“Việc tăng học phí cũng sẽ giúp tăng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên cần có một cơ quan thẩm định, giám sát, đánh giá chất lượng của quá trình tự chủ, cần tạo niềm tin trong nhân dân. Không thể để tình trạng, thực hiện tăng học phí 1 – 2 năm nhưng chất lượng thì vẫn cứ như vậy”, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội TLGD Hà Nội.

Kim Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 9 phút trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 21 phút trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh nhóm người nghi là cán bộ xã có biểu hiện say rượu, đánh người sau va chạm giao thông tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Con ngách nhỏ tại quận Tây Hồ, Hà Nội dài chưa đến 100m, thế nhưng lại có hàng chục căn nhà với phần cổng được thiết kế, màu sắc giống nhau, tạo nên sự nổi bật, lạ mắt, thu hút nhiều bạn trẻ tới check in, chụp ảnh.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 29/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top