Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tranh cãi chuyện nữ sinh mặc áo dài tới trường

Thứ sáu, 08:46 15/01/2016 | Xã hội

ĐT TP.HCM vừa có văn bản khuyến khích nữ sinh mặc áo dài trong trường tối thiếu 1 buổi/tuần (thứ hai). Nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.

 

 

 

Khuyến khích mặc để nuôi dưỡng giá trị truyền thống

Khi đưa ra văn bản khuyến khích nữ sinh mặc áo dài, Sở GD-ĐT cho rằng chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam đã ghi được dấu ấn riêng đối với người dân, với bạn bè thế giới, được xem như một trang phục trang trọng, lịch sử của người phụ nữ Việt Nam trên mọi miền đất nước. Đồng thời, từ lâu chiếc áo dài trắng của nữ sinh Việt đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và còn góp phần tạo nên nét duyên dáng, dịu dàng và nữ tính cho các em nữ sinh

Tuy nhiên hiện nay các nhà trường đang có xu hướng thay áo dài trắng của nữ sinh bằng Âu phục với lý giải để thuận lợi cho nữ sinh trong việc học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Điều này làm giảm dần đi tình yêu đối với chiếc áo dài Việt Nam.

Vì vậy Sở đề nghị các trường THPT tiếp tục duy trì việc mặc áo dài trong nhà trường tối thiểu 1 buổi/tuần (thứ hai). Mục đích để giá trị truyền thống của chiếc áo dài Việt Nam được tiếp tục nuôi dưỡng và làm sống dậy trong lòng thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về một đất nước Việt Nam với những giá trị truyền thống văn hóa vốn có đã được bảo tồn từ bao thế hệ.

Giáo viên đồng tình

Hiện nay việc nữ sinh mặc áo dài đang được nhiều trường thực hiện trong các ngày lễ lớn và thứ hai như THPT Lê Quý Đôn, THPT Gia Định, THPT Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Merie Curie… Một số trường còn cách điệu trang phục áo dài.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng THPT Gia Định cho biết, Trường Gia Định lâu nay vẫn theo duy trì nếp sống tất cả các nữ sinh đều mặc áo dài trong ngày thứ hai và ngày lễ. Áo dài là nét đẹp truyền thống của dân tộc, khi mặc chiếc áo dài các nữ sinh cũng thấy mình rất duyên dáng. Nhìn chung các em rất thích mặc áo dài.

Riêng các ngày còn lại học sinh mặc âu phục để thoải mái học tập và tham gia các hoạt động . Cô Cúc cho biết hoàn toàn ủng hộ quy định này của Sở nhưng chỉ nên duy trì một ngày trong tuần vì nếu duy trì cả tuần sẽ khó khăn trong mọi hoạt động của học sinh cũng như nhà trường.

Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Tân Phú cho biết, áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc. Học sinh mặc trang phục của dân tộc là đúng đắn thay vì một số trường hiện nay cho học sinh mặc váy – đây là trang phục phương tây. Tuy nhiên chỉ nên giới hạn mặc áo dài từ 1-2 buổi/tuần. Mặc nhiều học sinh không thoải mái trong các hoạt động nhất là trong điều kiện thời tiết Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa- khô. Mùa mưa mặc áo dài đi lại luộm thuộm, dơ bẩn. Mùa khô thì nóng nực, bức bối. Đặc biệt đối với những học sinh có cân nặng lớn, có thân hình ngoại cỡ thì việc mặc áo dài các em có cảm giác bức bối, nóng nực, thiếu tự tin.

“Ngay tại trường tôi, một số em cũng phản ánh việc mặc áo dài đối với các em là một cực hình vì vậy tôi cũng động viên các em cố gắng thực hiện để nền nếp học đường đâu vào đấy – vị hiệu trưởng này cho biết.

Phụ huynh​: Nhiều lý do không hưởng ứng

Trong khi đó, nhiều phụ huynh tỏ vẻ không đồng tình với quy định mặc áo dài vì cho rằng thay đổi đồng phục ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế của nhiều phụ huynh

Anh Nguyễn Minh Đức, có con gái đang học lớp 10, ngụ tại quận 8 TP.HCM cho rằng mỗi lần đưa ra một thay đổi thì phụ huynh lại phải đóng thêm tiền. Chi phí may áo dài sẽ cao hơn chi phí may quần áo đồng phục. Tôi nghĩ những chi phí phát sinh không cần thiết như vậy bớt được cái nào hay cái đó. Bây giờ may thêm áo dài, rồi lại mặc cả quần áo đồng phục như cũ, vậy là tiền quần áo đồng phục đội lên gấp đôi?”, anh Đức nói.

Không quá quan tâm tới chi phí may áo dài làm đồng phục nhưng chị Phạm Thị Hoa, có con đang học lớp 11 trên địa bàn quận 4 chia sẻ: “Các cháu ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Mặc áo dài đẹp thật nhưng gò bó, nóng nực, thời tiết Sài Gòn lại oi bức. Đó còn chưa kể nhiều cháu có thân hình mập mạp, khi mặc áo dài sẽ mất tự tin. Tôi nghĩ ngành giáo dục nên cân nhắc sao để cân đối hài hòa, vừa giữ được nét đẹp truyền thống nhưng cũng không gây bất tiện, gò bó cho học sinh”.

Chị Nguyễn Thanh Thủy, có hai con gái đều đang học cấp 3, ngụ tại huyện Nhà Bè bảy tỏ: “Giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc là rất đúng đắn, nhưng các trường chỉ nên quy định cho các em mặc áo dài vào một ngày trong tuần. Áo dài may cho học sinh cũng nên cải tiến sao cho phù hợp: Thoáng mát, rộng rãi và giá cả thật thấp để phụ huynh nào cũng có thể chấp nhận được. Còn nếu thấy quá phức tạp thì cứ để nguyên, học sinh mặc quần xanh áo trắng có sao đâu?”

Theo Lê Huyền- Thanh Huyền/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top