Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấy gì từ trường học đã cho học sinh dùng điện thoại trong 5 năm qua?

Thứ năm, 06:45 24/09/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Dù còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định cho phép học sinh trung học được sử dụng điện thoại trong giờ học. Song, tại nhiều trường học đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào học tập trên lớp từ nhiều năm nay đã thu lại kết quả tích cực.

Thấy gì từ trường học đã cho học sinh dùng điện thoại trong 5 năm qua? - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học từ năm 2016 đến nay. Ảnh: N.D

Nơi cấm cản, nơi nới lỏng

Không chỉ Việt Nam, ngay tại nhiều quốc gia giáo dục tiên tiến cũng đã có nhiều tranh luận, xem xét việc cho học sinh được hay không được sử dụng điện thoại trong trường học, lớp học. Theo ghi nhận, tại các nước, Anh, Pháp, Thái Lan… đã cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp vì lo lắng các em dễ bị phân tâm, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Nhưng cũng có một số quốc gia cho phép nhưng chỉ dừng lại ở mức hạn chế như Nhật Bản chẳng hạn. Tháng 7/2020 vừa qua, học sinh cấp 2, 3 của Nhật Bản được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp. Sau khi tới trường, các em được yêu cầu để điện thoại vào tủ cá nhân.

Tại một số quốc gia khác cũng đã nới lỏng việc cho phép học sinh dùng điện thoại trong trường học, lớp học. Cụ thể, như ở Đức, học sinh được mang điện thoại đến trường và sử dụng trong giờ học khi được phép của giáo viên. Học sinh nào để điện thoại có chuông hoặc tin nhắn cá nhân trong giờ học thì bị xử lý và vi phạm nội quy lớp học. Trong giờ nghỉ, học sinh có quyền sử dụng điện thoại cá nhân. Còn tại Trung Quốc cho phép học sinh sử dụng điện thoại ở trường học, số học sinh tiểu học và THCS sở hữu điện thoại thông minh tại nước này là rất lớn và phổ biến.

Ngay tại Việt Nam, một số trường trung học ở các thành thị đã linh hoạt trong việc cho phép và khuyến khích học sinh sử dụng laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh phục vụ việc học. Đơn cử, Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring Hà Nội từ lâu đã đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học, thông qua các ứng dụng, phần mềm như: Email, Google Classroom, Facebook Social Learning, Microsoft Office 365 Teams, Edmodo… Học sinh truy cập, học tập, nghiên cứu nhóm thông qua các thiết bị điện tử kết nối Internet, trong đó có Smathphone. Nhờ đó, trong suốt thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19 học sinh của trường hoàn toàn thích nghi ngay với việc học tập trực tuyến.

Là trường cởi mở và linh hoạt cho học sinh dùng điện thoại di động, thầy Vũ Ngọc Hảo - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Hermann Gmeiner (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Từ trước đến nay, trường không cấm tuyệt đối các em trong trường sử dụng điện thoại, nhưng nhà trường có yêu cầu các em dùng hợp lý, an toàn trên mạng. Tại trường Hermann Gmeiner đã có giáo viên cho học sinh được sử dụng điện thoại phục vụ học tập".

Kênh tham khảo những kiến thức ngoài sách vở

Là 1 trong 3 trường tại TP HCM theo mô hình trường học tiên tiến hội nhập quốc tế, từ năm 2016 đến nay, Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP HCM) đã cho phép học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học và thu được kết quả tích cực. Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, suốt 5 năm qua trường đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học để phục vụ học tập, học nhóm dưới sự yêu cầu, cho phép của giáo viên để tra cứu hoặc đề cập đến vấn đề thảo luận. Trường cũng đã áp dụng việc kiểm tra thông qua phần mềm thực hiện trên máy tính, điện thoại… cũng rất hiệu quả. Trường hợp sử dụng điện thoại di động không được giáo viên cho phép, nếu giáo viên hoặc bộ phận quản lý học sinh phát hiện được sẽ "giam" điện thoại đến hết một học kỳ, nên học sinh rất sợ và không dám vi phạm.

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, trong các môn học đều phát sinh những yếu tố ngoài sách vở. Đơn cử, khi nói về sự ác độc của Hoạn Thư trong trích đoạn Truyện Kiều, giáo viên nói chưa thể lột tả hết được. Nhưng khi mở trích đoạn trên cải lương, học sinh thấy hết được sự rùng rợn, tàn bạo của nhân vật này. Hay ngay cả cơn bão vừa qua, thầy trò mở trên mạng thấy được quy mô, đường đi và tầm ảnh hưởng của cơn bão… Ngoài kiến thức, đó còn là các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và khơi dậy xúc cảm tình yêu quê hương, đất nước và thương cảm đồng bào trong bão lũ. Hay không thể đủ những hóa chất để làm phản ứng hóa học có thể xem trên mạng và thực hành… Việc sử dụng điện thoại để hỗ trợ đã làm cho tiết học khơi dậy đam mê, yêu cuộc sống, yêu môn học.

Trước những nghi ngại học sinh sử dụng vào mục đích riêng trong lớp học, thầy Phú cho rằng, suy nghĩ như vậy là chưa phù hợp, bởi học sinh dùng hay không đều dưới sự cho phép, hướng dẫn của giáo viên. Nếu vi phạm, đã có các quy định của nhà trường để xử lý. Nhà trường, giáo viên cần có cái nhìn tích cực để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, chứ chỉ nhìn vào khó khăn, lo ngại thì không thể làm điều gì thay đổi được. Thấy tiêu cực là không muốn làm. Việc để thầy cô hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại văn minh sẽ hơn là để các em tự lén lút sử dụng, truy cập vào các trang web xấu. Biến điện thoại thông minh thành một dụng cụ học tập, có chế tài quản lý tốt.

"Việc truy cập là không cần thiết phải mỗi em một cái, mà cả lớp chỉ cần 4-5 em dùng chung một chiếc là đủ và không phải lúc nào các em cũng dùng nên không đáng lo lắng về việc để xảy ra hiện tượng ép buộc mua sắm điện thoại hay học sinh đòi hỏi phải có điện thoại đắt tiền. Bên cạnh đó, nhà trường cần quan tâm nâng cao hệ thống hạ tầng, đường truyền Internet để học sinh truy cập dễ dàng. Đã đến lúc phải nâng cao ý thức. Minh chứng rõ nét là tại trường THPT Nguyễn Du sau 5 năm áp dụng tất cả học sinh, phụ huynh ủng hộ", thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ thêm.

Trước những ý kiến trái chiều về quy định học sinh trung học được sử dụng điện thoại trong lớp học (Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT), đại diện Bộ GD&ĐT thông tin, tuy không cấm nhưng không đồng nghĩa là các em học sinh được dùng điện thoại trên lớp vào việc gì cũng được mà không có sự giám sát, cho phép của giáo viên. Đây cũng chính là phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực giáo viên phải sử dụng để đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Căn cứ từng bài học cụ thể, nếu thấy không nhất thiết cần đến điện thoại, thầy cô giáo có thể yêu cầu học sinh không được dùng điện thoại.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 14 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 17 phút trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top