Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng học phí: Nhiều gia đình tiết kiệm chi tiêu để cho con đi học

Thứ tư, 07:57 21/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Từ 1/12 tới, học phí đại học công lập sẽ điều chỉnh tăng. Bộ GD&ĐT cho rằng, sẽ có chính sách cho vay ưu đãi và miễn giảm học phí với sinh viên nghèo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức học bổng cao nhất không đáp ứng đủ chi và đối tượng miễn giảm học phí chưa phủ hết các gia đình nghèo. Ở nhiều tỉnh lẻ, nhiều gia đình đang phải nhịn ăn tiêu để cho con mình đi học.

 

SV ĐH Tôn Đức Thắng nộp học phí (ảnh minh họa)
SV ĐH Tôn Đức Thắng nộp học phí (ảnh minh họa)

 

Sống dưới mức tiết kiệm vì con vào đại học

Năm nay, thí sinh Ng thi đỗ vào ĐH Y Hà Nội. Gia đình em thuộc diện cận nghèo ở Quảng Bình, bố mẹ đều làm nông. Học phí cao, tiền thuê trọ 700.000 đồng/tháng, tiền ăn, rồi tiền xe bus, sách vở và học liệu... khiến em đang băn khoăn không biết có thể theo học được không? Ng cho biết, sau mình còn hai em đang học phổ thông. Vì thế, bố mẹ em chi tiêu rất tằn tiện nhưng hiện vẫn nợ ngân hàng 30 triệu đồng. “Nếu cố đến lúc ra trường, không biết có xin được việc làm và nếu xin được thì lương có đủ trả nợ không nữa” - Ng buồn bã nói. Bạn Nguyễn Tâm (Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ, Bộ GD&ĐT hãy thử tìm hiểu xem một sào ruộng thu nhập được bao nhiêu thóc và hiện tại mỗi khẩu được chia cho mấy thước ruộng mà lại tăng học phí? “Chúng tôi chỉ còn con đường học để thay đổi cuộc đời nhưng dường như cánh cửa này đang bị chặn lại” - Tâm cho biết.

Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tăng học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương và phù hợp với mức đóng góp của từng người dân. “Sở dĩ nói như vậy bởi tôi nghĩ rằng, dân tộc Việt Nam là dân tộc hiếu học. Nhiều gia đình nhịn ăn, nhịn tiêu, thậm chí sống dưới mức tiết kiệm để đầu tư cho con em đi học. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tình cảm đó. Vì thế học phí mới phải phù hợp với mức đóng góp với người dân”, ông Hùng cho hay.

Cũng theo tính toán của một số chuyên gia, mỗi sinh viên đi học ở thành phố phải mất khoảng 4 triệu đồng/tháng. Nếu gia đình làm nông, mỗi tháng phải mất 5 tạ thóc/một con học đại học. Gia đình nào có bố mẹ nghỉ hưu, thì suất lương hưu không đủ chi phí cho một con theo học ở thành phố. Trong khi đó, chưa tính đến việc các em ra trường có xin được việc làm hay không? Nếu xin được việc làm, với mức lương một sinh viên mới ra trường cũng khó có thể trả được nợ. GS Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN) tính toán: “Nếu vay Nhà nước để đi học thì khối ngành có học phí thấp nhất, mỗi năm một sinh viên cũng phải nợ Nhà nước trên 20.000.000 đồng. Khi ra trường, kiếm được việc làm, người có bằng đại học được nhận lương khoảng 3.500.000 đồng, nếu thất nghiệp thì ăn nhờ gia đình. Như vậy, liệu các em có tiền để trả nợ”?

Cả năm học bổng được vài tháng sống

Theo Bộ GD&ĐT, chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học so với trước đây bởi học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây. Học phí đại học tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2015 (trước đây khoảng 20%/năm). Đối với học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, vẫn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như trước đây.

Theo Bộ GD&ĐT, việc tăng học phí sẽ đi cùng với học bổng và chế độ ưu đãi cho các gia đình nghèo để các em đủ điều kiện học tập. Tuy nhiên, theo tính toán mới đây của GS Phạm Tất Dong, mức học bổng cao nhất hiện nay cũng không quá 7 triệu đồng/suất/năm. Mức thấp nhất là 3 triệu đồng/suất/năm. Sinh viên nghèo có may mắn được học bổng cao nhất, mang tiền học bổng để đóng học phí vẫn còn “âm nặng”. Về điều này, ông Hùng cho biết, mình đã xem các đối tượng được miễn giảm học phí. Đúng là các đối tượng đó chưa bao phủ được hết những nhóm đối tượng có khả năng học tập nhưng có khó khăn về kinh tế. Ví dụ, quy định miễn giảm đối với hộ nghèo hoặc cận nghèo nhưng là người dân tộc thiểu số. Còn những hộ nghèo ở các vùng khác, các dân tộc khác, cơ chế hỗ trợ thế nào cũng phải tính đến.

Ông Hùng chia sẻ: “Tôi nghĩ, đối với giáo dục, không thể hoàn toàn để cơ chế thị trường chi phối. Ở đây vẫn cần vai trò điều tiết, quản lý và hỗ trợ của Nhà nước để bên cạnh yếu tố tích cực của thị trường, trong các cơ sở giáo dục vẫn còn nét đẹp của quan hệ thầy trò truyền thống, vẫn giữ được những nét đẹp của giáo dục nhân cách, về tư tưởng chính trị”. Cũng theo ông Hùng, học bổng là một phần rất đáng quý nhưng chỉ là một kênh để giải quyết việc học bởi học bổng chỉ mang tính động viên, sinh viên nghèo không thể trông chờ hoàn toàn vào đó được. Vì vậy, đi đôi với việc tăng học phí, có lẽ phải tính đến thị trường việc làm cho sinh viên, giữ chế độ vay ưu đãi dài hơn hoặc cơ sở đào tạo phải cho sinh viên nợ học phí trong khoảng thời gian nào đó. Ngoài ra, có thể huy động nguồn lực xã hội hóa để tạo một quỹ dành cho các đối tượng không nằm trong diện ưu đãi học phí có thể tiếp cận việc học.

 

Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, mức trần học phí tại các trường công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư được tính như sau: Năm học 2015 – 2016; 2017 – 2018: Khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, Luật, Nông – Lâm – Thủy sản…: 1.750.000 đồng/tháng/sinh viên. Khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật…: 2.050.000 đồng/tháng/sinh viên. Khối ngành y- dược: 4.400.000 đồng/tháng/sinh viên. Năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020: Mức học phí tương ứng ở 3 khối ngành trên là: 1.850.000 đồng; 2.200.000 đồng; 4.600.000 đồng. Đến năm 2020 – 2021, con số tương ứng là 2.050.000 đồng; 2.400.000 đồng; 5.050.000 đồng.

Lương Mỹ/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 40 phút trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 11 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 11 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Top