Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: “Sắp xếp lại” không hề dễ

Thứ ba, 10:09 16/03/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc quy hoạch, sắp xếp lại cơ sở giáo dục đại học là cần thiết để định hướng, dự báo nhu cầu của thị trường lao động và điều tiết tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tránh khủng hoảng nơi thừa, chỗ thiếu như hiện nay.

Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: “Sắp xếp lại” không hề dễ - Ảnh 1.

Nhiều tuyến đường ở Hà Nội tắc nghẽn, mật độ giao thông cao do sinh viên trở lại trường sau thời gian nghỉ chống dịch COVID-19. Ảnh: PV

Sáp nhập các cơ sở giáo dục kém hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu lập quy hoạch định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục đại học (ĐH); kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia; thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, chất lượng, hiệu quả có quy mô và cơ cấu hợp lý; đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương.

Đối tượng quy hoạch là các cơ sở giáo dục ĐH theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (không bao gồm các cơ sở giáo dục ĐH thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và các trường cao đẳng (CĐ) sư phạm.

Nội dung quy hoạch cần phân tích các yếu tố xu hướng phát triển, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm; đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết giữa mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm với cơ sở nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, phải định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH, sư phạm và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Tại cuộc họp thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá nhiệm vụ lần này khó, không chỉ thuần túy về mặt không gian, mức độ đảm bảo chất lượng… mà còn nhiều vấn đề khác. Việc lập quy hoạch cần mang tính mở, đón đầu xu thế phát triển, đặc biệt phải tính đến hiệu quả đầu tư của Nhà nước và xã hội.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, một trong những quan điểm lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là sắp xếp lại các ĐH để đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư, hạn chế lãng phí; chất lượng đào tạo. Bên cạnh việc sáp nhập các trường ĐH quy mô nhỏ, kém hiệu quả sẽ hình thành một số trường ĐH uy tín trong khu vực và thế giới…

Sắp xếp như thế nào?

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, khi quy hoạch cần tính đến việc những trường mới sẽ ra đời và sáp nhập những trường cũ đang hoạt động không hiệu quả. Hệ thống các trường ĐH được chia thành 2 nhóm chính gồm ĐH định hướng nghiên cứu và ĐH khoa học ứng dụng (còn gọi là đại học ứng dụng). Trên cơ sở chia nhóm theo hệ thống xếp loại về chất lượng hiệu quả và đánh giá sẽ tìm ra những trường nào nên tồn tại và trường nào cần sắp xếp lại.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, để quy hoạch phát triển các trường ĐH, cần tính toán, dự báo một số thông số đầu vào cơ bản như nguồn tuyển sinh, nguồn lực tài chính, khả năng chi trả của người học, nhu cầu nhân lực, đất đai… Quy hoạch cần đảm bảo cân đối về trình độ đào tạo, tạo ra đội ngũ nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khai thác nguồn lực xã hội một cách hiệu quả cho giáo dục ĐH.

Chuyên gia giáo dục này cũng nêu rõ, việc quản lý của Nhà nước với các trường là rất quan trọng, cần coi quy hoạch là một công cụ quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH, sắp xếp lại cơ sở giáo dục ĐH, điều tiết lại các ngành đào tạo, trên cơ sở đưa ra những thông tin dự báo và áp dụng các tiêu chuẩn đào tạo, tuyển sinh để không quá dư thừa hay thiếu nhân lực ở một ngành, một vùng kinh tế nào đó như đã từng xảy ra. Nếu không có sự quản lý của Nhà nước hợp lý, trong bối cảnh tự chủ, bất cứ ai cũng có thể làm đẹp hồ sơ, mở thêm nhiều ngành, nhưng đào tạo ra chưa chắc người học có việc làm. Điều quan trọng nhất là cần đảm bảo cân đối những ngành đào tạo, tránh trùng lặp trong bối cảnh tự chủ. Như vậy, Nhà nước cần có sự định hướng, dự báo cả nhu cầu của thị trường lao động và điều tiết tỷ lệ sinh viên/giảng viên hoặc bằng cơ chế đặt hàng đào tạo để tránh khủng hoảng thừa hoặc thiếu.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cũng chia sẻ, trong bối cảnh mở như hiện nay, quy hoạch chỉ nên mang tính khung và quy hoạch theo vùng kinh tế. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến sắp xếp lại một số trường ĐH tại địa phương. Bởi thực tế hiện nay không ít trường tại địa phương đang hoạt động manh mún, không đảm bảo về điều kiện nhân lực giảng dạy và quản trị, tài chính eo hẹp, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, khó tuyển sinh. Với những trường này cần đánh giá lại hiệu quả để tính đến sáp nhập với một trường mạnh hay giải thể, hoặc chuyển sang đào tạo CĐ.

Cần sớm dời một số trường ĐH, CĐ ra khỏi nội đô

Đồng tình với quan điểm quy hoạch mạng lưới các trường ĐH là nhiệm vụ cần thiết nhằm điều tiết được quy mô đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, nhiều chuyên gia cũng đề cập đến việc di dời các trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở nội thành Hà Nội ra ngoại thành như quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 - 2016 được Thủ tướng phê duyệt. Thực tế đến nay, việc di dời một số trường ra khỏi nội đô theo tiêu chuẩn trên vẫn "giậm chân tại chỗ".

Theo ghi nhận của phóng viên, là tuyến đường có mặt cắt ngang rộng nhất Hà Nội hiện nay, nhưng vào giờ cao điểm, tuyến đường Nguyễn Trãi lại luôn ở trong tình trạng quá tải, mặt đường xuống cấp, tổ chức giao thông lộn xộn. Chỉ dài hơn 1km nhưng đoạn từ Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart đã phải "cõng" đến 7 trường ĐH lớn (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…).

Theo tính toán của các chuyên gia giao thông, bình quân mỗi trường ĐH tại đây có khoảng 10.000 sinh viên (ĐH, sau ĐH và các loại hình đào tạo khác). Vào giờ cao điểm, tất cả cùng đổ về cổng trường, tham gia giao thông thì chắc chắn hạ tầng giao thông không thể đáp ứng được.

Tại các tuyến đường khác như Xuân Thủy - Cầu Giấy (ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…); tuyến đường Tây Sơn - Chùa Bộc (ĐH Thủy lợi, ĐH Công đoàn, Học viện Ngân hàng…); đường Giải Phóng (ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa…); phố Chùa Láng (ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam…) cũng chịu cảnh tương tự.

Lãnh đạo Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho biết, để việc quy hoạch, sắp xếp lại cơ sở giáo dục ĐH được triển khai hiệu quả cũng như di dời các trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ra khỏi nội đô cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành.

Đặc biệt cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm đến việc quản lý, điều hành quy hoạch vùng nhằm tránh hiện tượng mất cân đối khi Hà Nội tập trung quá nhiều trường ĐH, CĐ, còn tại các tỉnh nằm trong vùng Thủ đô mặc dù đã có quỹ đất nhưng không tạo điều kiện để xây dựng các cơ sở giáo dục. Nếu quy hoạch này được thực hiện nghiêm túc thì không chỉ nâng cao nguồn nhân lực đạo tạo trong các lĩnh vực của cả nước, của từng địa phương, từng vùng kinh tế mà còn giảm áp lực ùn tắc ngay tức thì ở Hà Nội mà không kế hoạch chống ùn tắc nào có thể so sánh được.

Một trong những minh chứng dễ thấy trong việc giảm gánh nặng hạ tầng Thủ đô nếu quy hoạch, di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô đó là thời điểm khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các trường ĐH, CĐ triển khai chương trình học trực tuyến, đường phố Hà Nội giảm đi rõ rệt lượng người và phương tiện lưu thông. Đến thời điểm đầu tháng 3/2021, khi sinh viên quay trở lại trường, nhiều tuyến đường của Hà Nội trở lại cảnh đông đúc, tình trạng ùn tắc diễn ra liên tục khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhóm Phóng viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 7 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 8 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top