Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ giảng viên tiết lộ về liệu trình 10 năm “vá thủng lỗ” cho con bị tự kỷ

Thứ bảy, 14:00 07/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - “Trong gần chục năm trời, nhìn con như chiếc túi bị thủng hết chỗ này đến chỗ khác, tôi ra sức vá những lỗ thủng ấy, nhưng nó chỉ nhỏ lại chứ không thể lành được. Và bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra rằng, con không phải là chiếc túi thủng mà là chiếc túi lưới xinh đẹp”. Đó là lời tâm sự cảm động của chị Nguyễn Lan Phương (Hà Nội) - người mẹ có cậu con trai bị tự kỷ.

Sự lựa chọn của mẹ là con

Nem (tên thật là Hà Đình Chí) là đứa con đầu tiên của chị Nguyễn Lan Phương và chồng - anh Hà Đình Long nên được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng. Lúc bé 1 tuổi, anh Long tình cờ đọc 1 bài báo về bệnh té giếng (y học hiện đại gọi là tự kỷ) và nhận thấy có những biểu hiện của bệnh giống với con trai mình: không giao tiếp, tương tác kém, không có khả năng bắt chước, không biết nhìn theo tay chỉ…. Anh chị liền đưa con đi khám. Khi đó, Nem vẫn chưa được chẩn đoán là tự kỷ mà chỉ chậm phát triển vận động và mắc hội chứng turner (rối loạn nhiễm sắc thể giới tính). Ngay sau đó, chị Phương đã mời giáo viên tâm lý về chữa trị cho con, đến khi Nem được hai tuổi rưỡi thì chính thức can thiệp sớm cho bé về hội chứng tự kỷ. Biết tự kỷ là cái “án chung thân” đeo bám vào cuộc đời của con trai, anh chị vô cùng buồn bã, bởi sinh con ra ai mà không muốn con mình xinh xắn, khỏe mạnh. Bé Nem của anh chị không chỉ riêng hội chứng tự kỷ mà còn mắc hội chứng turner nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Những sinh hoạt hàng ngày từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đến đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh cũng trở thành những “trận chiến” của hai mẹ con. Nem bị rối loạn cảm giác, sợ cây cối, sợ cắt tóc, chỉ ăn 1 số đồ ăn nhất định, rối loạn giấc ngủ…. Những nhu cầu cơ bản tưởng chừng rất đỗi bình thường của những đứa trẻ khác là nói chuyện, chia sẻ thì đối với Nem là những điều rất xa vời.

Bé Nem tập yoga cùng mẹ.

Bé Nem tập yoga cùng mẹ.

Con có bệnh thì vái tứ phương, chị Phương đã tìm mọi cách, áp dụng tất cả những biện pháp có thể, từ khoa học đến tâm linh, từ Đông, Tây đến Nam y đều thử qua, chỉ có duy nhất châm cứu là chưa từng thử. Đang là một kiến trúc sư, thạc sĩ, giảng viên khoa Kiến trúc của trường Đại học Kiến Trúc nhưng con bị bệnh khiến cánh cửa sự nghiệp rộng mở của chị Phương dần hẹp lại. “Cả ngày, tôi cứ quay cuồng với con, nhìn lên là trời, nhìn xuống là con. Thời gian dành cho con chiếm gần hết quỹ thời gian, không có thời gian liên hệ với bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều khi có cảm giác như sống trong địa ngục. Đã có những lúc, tôi có suy nghĩ tiêu cực, dù nó lướt qua rất nhanh rằng, nếu con biến mất, có thể mẹ sẽ được giải thoát...” - chị Phương nhớ lại. Nhưng sau những giây phút ấy, chị nhận thức được đó là điều không thể, bởi đó là đứa con chị dứt ruột đẻ ra, bao yêu thương dồn hết. Chị cho rằng đó là số phận và mình phải chấp nhận nó.

Chị Phương nhận ra rằng cuộc sống là sự lựa chọn, và chị đã lựa chọn đứa con trai khuyết tật của mình chứ không phải công danh sự nghiệp. Chị chia sẻ: “Tôi tình cờ đọc được một câu nói trên mạng, đại ý là “sống không phải là đợi để cơn giông đi qua mà là học nhảy múa dưới mưa”. Tôi nhận thấy rằng nhiều người có con cái còn phải nằm liệt một chỗ, mình còn may mắn hơn rất nhiều nên đã lạc quan hơn và xác định tư tưởng “sống chung với lũ””. Từ đó, chị đã tham gia các lớp học về trẻ tự kỷ, học hỏi thêm ở những người đồng cảnh ngộ tại. Cố gắng bám đuổi mục tiêu giúp con “bắt chước” giống các bạn cùng trang lứa, chị Phương lập ra kế hoạch sáng ngủ dậy giúp bé làm các sinh hoạt các nhân, đi học có cô giáo đi kèm, tối về kèm học bài. Nhiều lần đi theo con đến trường, học ở lớp, chị nhận ra con có cố gắng những vẫn không có sự phát triển đồng đều về các mặt, đặc biệt là nhu cầu giao tiếp và chia sẻ. Vì thế, chị bắt đầu đi tìm ngôn ngữ và cách thức chia sẻ riêng của con.

Trị liệu bằng nghệ thuật

Nhận thấy con là người khác biệt so với mọi người về tư duy, ngôn ngữ, lối giao tiếp, cảm giác nên sau nhiều phương pháp, vợ chồng chị Phương nhận thấy Nem có sở thích là vẽ, và kênh giao tiếp của cậu chính là những nét vẽ trên giấy. Tại cuộc triển lãm “Một tiểu thế giới” - câu chuyện của Nem, do ban hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA) phối hợp Trung tâm kinh tế và phát triển cộng đồng (ECCO), nhóm phụ huynh trẻ tự kỷ tổ chức hồi tháng 5/2014, những người đến xem đã rất bất ngờ và ngưỡng mộ khi biết rằng những bức tranh này được vẽ ra từ một cậu bé 9 tuổi bị tự kỷ. Đó chính là Nem. Có bức tranh người xem có thể hiểu ngay, có bức xem mãi vẫn không hiểu, nhưng có một điều ai cũng nhận thấy đó là các bức tranh đều rất sống động, màu sắc rực rỡ, sáng tạo và đầy ngẫu hứng. Ai cũng thừa nhận, bé có có khả năng, tiềm năng về hội họa. Lý giải điều này, chị Phương thành thật chia sẻ, với nhiều người đến xem, những bức vẽ này là hội họa, còn với con trai chị lại là những câu chuyện mà bé thấy, bé nghĩ. “Mỗi đứa trẻ tự kỷ có một cách giao tiếp khác nhau, với Nem, vẽ tranh là cách bé giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì thế nó có sự ngẫu hứng, sự khó hiểu trong suy nghĩ của con trẻ. Câu chuyện nào hiện ra trong đầu thì Nem kể lại câu chuyện đó bằng nét vẽ”, người mẹ cho biết.

Đối với mỗi đứa trẻ bị tự kỷ, tìm được kênh thông tin giao tiếp là rất khó, đôi khi còn phụ thuộc nhiều vào may mắn. Anh Long chính là người đã khám phá ra niềm lòng ham mê hội họa của con. Hàng ngày chơi với Nem, anh thường lấy giấy bút ra dạy con vẽ. Ban đầu, anh vẽ những nét cơ bản, rồi để cậu bé thiện những nét vẽ đơn giản còn lại để làm tăng sự tự tin. Ví dụ vẽ cái cốc thì bố vẽ các nét, để Nem nối một nét trên cùng làm thành miệng cốc hoặc vẽ tay cầm…. Sau đó, bố mẹ để Nem tự vẽ, khi cần chỉ chạm tay vào tay để bé thêm tự tin. Đến nay, mỗi ngày Nem vẽ khoảng 20 bức tranh nét bút chì, còn tranh màu ít hơn. Nem vẽ tranh nét rất nhanh, ít khi suy nghĩ, còn tranh màu thì lâu hơn chút. Có những khi bé ngồi liền 3-4 tiếng, không ăn trưa để vẽ như xả ra những hình ảnh trong đầu. Không thể hiểu hết những bức tranh con vẽ nhưng qua đó, chị Phương có thể nhận ra con trai mình đang bị rối loạn cảm giác và những hình ảnh kia là những câu chuyện bé muốn chia sẻ. Việc vẽ của Nem có thể coi là một cách trị liệu nghệ thuật.

Chị Phương chia sẻ về hành trình chữa bệnh cho con.

Chị Phương chia sẻ về hành trình chữa bệnh cho con.

Nem hiện đang là học sinh lớp 3 của trường Tiểu học Quảng An, dù rất vất vả nhưng vợ chồng chị Phương vẫn cố gắng để bé có thể theo kịp các bạn. Chị Phương đã nhờ 1 cô giáo ngồi kèm Nem trên lớp để giúp bé sàng lọc thông tin, tiếp nhận tập trung những điều cô giáo giảng. Nhìn sự tiến bộ của con và quá trình nỗ lực của bản thân trong nhiều năm qua, chị Phương tâm sự: “Tôi đặt ra sự so sánh con mình với con người khác và thấy rằng có quá nhiều thứ thiếu hụt nên ra sức “đi vá”. Nhưng cố hết sức thì vẫn không “vá” được. Khi Nem học lớp 1, nhận ra rằng không thể “vá” hết được nên tôi chỉ chọn những “lỗ to” để “vá”. Đến nay, sau 7 năm miệt mài “vá các lỗ thủng”, tôi nhận ra rằng, con mình không phải là một túi thủng mà là một chiếc túi lưới, một chiếc túi lưới xinh đẹp. Và chỉ cần lựa chọn đựng những thứ phù hợp với nó thôi”.

Hiện tại, ước mơ lớn nhất của chị Phương là con trai có thể tự sống độc lập, không cần sự giúp đỡ của người bên cạnh. Chị cũng mong cô con gái thứ hai sau này sẽ yêu thương và chăm sóc anh bằng tình yêu thương tự nguyện chứ không phải theo nghĩa vụ.

Tuy tình hình của Nem đã có nhiều sự thay đổi tích cực nhưng nhìn vào chặng đường tương lai của con, chị Phương lại không khỏi lo lắng. Với chị, Nem như người chết đuối vớ được cọc. Nét vẽ chính là cái cọc của cuộc đời bé – tính đến thời điểm này. Nhưng giai đoạn tiếp theo, cái cọc con đang bám vào có thể trôi mất. Chị Phương cho biết, vợ chồng chị không thể chắc chắn cái con thực sự cần, thực sự muốn có giống với suy nghĩ của anh chị không. Nhưng với chị, con vui với cuộc sống này là con hạnh phúc và chị luôn cố gắng để con hạnh phúc. Không thể hiểu hết thế giới của con nhưng chị Phương đã mở được cánh cửa bước vào “tiểu thế giới” đó. Chị cũng mong những ông bố, bà mẹ có con bị tự kỷ lạc quan để có thể tìm được cánh cửa bước vào thế giới của con mình. “Tôi tin rằng ai sinh ra trên đời cũng có sứ mệnh nào đó của riêng mình, không phải là để vô nghĩa, là để thành gánh nặng cho người khác”, chị Phương tâm sự.

Hồng Thơm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 1 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 2 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top