Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo thất nghiệp của sinh viên sắp ra trường

Thứ hai, 16:30 08/06/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Đang trong giai đoạn sinh viên các trường chuẩn bị tốt nghiệp, ước mơ trở thành cử nhân, kỹ sư của bao bạn trẻ đã sắp trở thành hiện thực trong ngày cầm tấm bằng ĐH, CĐ trên tay. Thế nhưng, niềm vui “ngắn chẳng tày gang” khi hậu tốt nghiệp là mối lo thất nghiệp thường trực ở phía trước.

 

Về thăm nhà, sinh viên H.Anh tranh thủ viết hồ sơ ứng tuyển vào các nơi tuyển lao động. 	Ảnh: Q.Anh
Về thăm nhà, sinh viên H.Anh tranh thủ viết hồ sơ ứng tuyển vào các nơi tuyển lao động. Ảnh: Q.Anh

 

Sau tốt nghiệp là...thất nghiệp?

Câu chuyện “được mùa mất giá” tưởng chừng như chỉ xảy ra ở ngành nông nghiệp, vậy mà trong những năm qua có một thực tế luẩn quẩn như câu chuyện nông nghiệp kia lại vẫn tồn tại chưa có lời giải đối với các sinh viên năm cuối. Đó là hàng năm, sinh viên các trường ĐH, CĐ ra trường với số lượng ngày càng tăng, tuy nhiên cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp hoặc làm tạm, làm trái nghề cũng rất lớn. Vì vậy, thất nghiệp là mối lo của các sinh viên năm cuối.

Đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp, H.Anh (sinh viên năm cuối trường CĐ Du lịch Hà Nội) cũng đã tranh thủ tìm kiếm công việc làm thêm, có tiền trang trải cuộc sống xa nhà, cũng như tự lo cho bản thân sau khi tốt nghiệp. Với món nợ mà gia đình phải vay mượn suốt 3 năm học lên tới cả trăm triệu đồng, đối với H.Anh, sau ra trường là phải đặt quyết tâm có một công việc tốt vừa nuôi bản thân, lại có tiền gửi về gia đình lo trả nợ. Thế nhưng, đó cũng chỉ là giấc mơ, vì thực tế để kiếm được một công việc như ý là chuyện không hề đơn giản.

H.Anh chia sẻ: “Đang chuẩn bị tốt nghiệp, nhưng em vẫn tranh thủ thời gian đi làm thêm. Em đã thử sức để tìm việc làm, nhưng cũng rất khó, cho dù công việc mà em xin dự tuyển chỉ là lao động phổ thông. Đầu tiên em xin làm nhân viên an ninh cho một siêu thị, em vượt qua cuộc phỏng vấn và chính thức được nhận với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Làm được mấy hôm, họ bắt ép đủ kiểu. Khi em có ý kiến, họ thẳng thừng đuổi em. Em cũng tìm một số công việc khác như chạy bàn, phụ bếp... nhưng lương thấp, chủ bắt làm đủ thứ, em làm tạm rồi nghỉ”.

Chia sẻ thêm về công việc sau khi ra trường, H.Anh nói: “Món nợ của gia đình trong mấy năm vay mượn cho em đi học khá cao, muốn đi làm kiếm nhiều tiền, nhưng thấy cảnh thất nghiệp hoặc đi làm lao động phổ thông thấy tiếc cho những ngày đi học. Học kỳ nào em cũng phấn đấu để có học bổng, nhưng số tiền cũng chẳng đáng là bao. Em ở xa, chi phí ăn ở tại Hà Nội mỗi tháng cũng phải đến gần 4 triệu đồng. Hôm rồi có anh người quen có hứa xin cho vào làm ở một xí nghiệp, dù trái ngành nhưng cứ thử sức đã, giờ không có sự lựa chọn, mong công việc đúng chuyên ngành, lương cao cũng chỉ là giấc mơ”.

Chấp nhận làm việc “chân tay”

Khá bận rộn cho việc làm đề tài tốt nghiệp, dù chi phí làm đề tài cũng lên tới hàng chục triệu đồng. Việt Anh - sinh viên năm cuối ngành điện ảnh của một trường ĐH khối nghệ thuật ở Hà Nội chia sẻ: “Trước mắt em cố gắng làm đề tài tốt nghiệp để có tấm bằng khá, dù rằng rất tốn kém trong việc thuê máy quay phim, diễn viên... Sau khi ra trường, cũng chưa biết xin vào đâu, vì các hãng phim, đài truyền hình hiện nay đang thừa người, khó tuyển mới. Trong khi đó các chỗ tư nhân thì rất bấp bênh, nhiều lúc không có việc là chơi dài, lương cũng chẳng đủ tiêu. Chưa thể khẳng định là sắp thất nghiệp, nhưng chắc chắn tìm vào một chỗ làm như mong muốn là rất khó”.

Còn với N.Hùng, chuẩn bị tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Phương Đông, cho biết: “Những tưởng học ngành “hot” là ra trường làm ở những nơi có mức lương cao. Ai ngờ giờ thấy ngành này khó xin việc quá. Xin ở các ngân hàng nhà nước thì họ “chê” bằng trường ngoài công lập, còn xin ở các ngân hàng tư nhân thì họ cũng đang gặp khó khăn, cắt giảm nhân sự liên tục. Em có đi “gõ” cửa một vài ngân hàng, nhưng họ chỉ tuyển cộng tác viên, lương theo doanh số bị áp rất cao nên đành bỏ cuộc. Hiện em đang làm bán thời gian ở một quán cà phê, nếu ra trường mà chưa có việc làm, chắc em phải tính làm thêm thời gian ở quán này để tự trang trải cho cuộc sống”.

Những mối lo về tương lai thất nghiệp, hay làm việc trái ngành, làm lao động phổ thông của những sinh viên nói trên chỉ là những ví dụ cho hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn sinh viên CĐ, ĐH đang chuẩn bị ra trường. Khi được hỏi về công việc sau khi ra trường đã có rất nhiều sinh viên trả lời chưa biết làm gì, xin việc ở đâu. Thậm chí, nhiều tân cử nhân, kỹ sư đã chọn cho mình con đường tiếp tục học nâng cao, học cao học, các chứng chỉ để lấp “chỗ trống”, tìm cơ hội việc làm trong tương lai.

Theo Bộ GD&ĐT, trên cơ sở báo cáo của 100 trường ĐH, CĐ, TCCN cho thấy giai đoạn 2010-2014, trung bình tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp sau 3 tháng có việc làm đạt khoảng 50%, trong đó có cơ sở giáo dục tỷ lệ này cao hơn, đạt 80-90%. Tuy nhiên, đây chỉ là con số báo cáo để thu hút thí sinh dự thi vào các trường, còn thực tế con số sinh viên thất nghiệp, làm lao động phổ thông thì các trường khó nắm được. Sinh viên và bài toán việc làm vẫn đang làm đau đầu các nhà quản lý và chính bản thân người trong cuộc. Đến bao giờ những sinh viên sau thời gian miệt mài đèn sách sẽ không phải ra trường với gánh nặng thất nghiệp trên vai - vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải.

 

Trong báo cáo giải trình Chính phủ về vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp mới đây, lãnh Bộ GD&ĐT cho biết, số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%. Số sinh viên thất nghiệp khi ra trường là do các nguyên nhân chính như: Công tác đào tạo đang tồn tại nhiều bất cập, nặng về lý thuyết xem nhẹ thực hành; Việc quy hoạch phát triển nhân lực nhiều nơi còn mang tính hình thức; Xã hội còn tồn tại tâm lý chuộng bằng cấp; học phí thấp dẫn đến đầu tư cho sinh viên thấp... Bộ GD&ĐT đưa ra giải pháp là thu hút nguồn lực của toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục ĐH, CĐ.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Đời sống - 11 phút trước

GĐXH - Vụ tai nạn giữa xe con với ô tô tải vừa xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh khiến 4 người thương vong.

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Thời sự - 14 phút trước

Vụ chìm sà lan làm 5 thuyền viên mất tích, đến nay cơ quan chức năng vớt được 3 thi thể trên vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Pháp luật - 21 phút trước

Trong lúc mâu thuẫn, Trần Nam Thanh đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ đang mang thai tháng thứ 8 rồi châm lửa đốt.

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Video: Hoảng hồn cảnh học sinh đầu trần, phóng xe như 'bay' rồi lao thẳng vào ô tô

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Xe máy do nam sinh điều khiển với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, khi đi qua nút giao thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô con đang sang đường.

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 3 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 4 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Top