Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm học tới, học phí sẽ chưa tăng?

Thứ ba, 06:47 17/11/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Trước tình hình dịch bệnh và mưa lũ, Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ, đề xuất mức học phí của năm học tới của một số bậc học sẽ tiếp tục áp dụng theo khung của năm học hiện tại…

Năm học tới, học phí sẽ chưa tăng? - Ảnh 1.

Dự kiến sẽ áp dụng mức học phí mới từ năm học 2021 – 2022, tuy nhiên Bộ GD&ĐT đang đề xuất hoãn việc thực hiện. Ảnh minh họa: Q.Anh

Những quy định mới trong Dự thảo

Bộ GD&ĐT vừa thông báo lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với Dự thảo (lần 2) Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo nhằm thay thế cho Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021 - 2022. Theo đó, Dự thảo cũng nêu đề xuất khung học phí của năm học 2021 - 2022 sẽ căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021 - 2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4 - 5%/năm.

Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, Bộ GD&ĐT đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này thì đến năm học 2025 - 2026 bù đắp được 50% chi phí đào tạo, đến năm 2030 học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).

Theo Dự thảo, đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước năm học 2021 - 2020 (đơn vị tính theo nghìn đồng/tháng/học sinh) như sau: Mầm non 300 - 540 (thành thị); 100 - 220 (nông thôn); 50 - 110 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi). Tiểu học: 300 - 540 (thành thị); 100 - 220 (nông thôn); 50 - 110 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi). THCS: 300 - 650 (thành thị); 100 - 270 (nông thôn); 50 - 170 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi). THPT: 300 - 650 (thành thị); 200 - 330 (nông thôn); 100 - 220 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi).

Theo Bộ GD&ĐT, việc tăng học phí giúp các cơ sở giáo dục có thể có thêm nguồn kinh phí đầu tư thêm vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp… cho học sinh ở cấp học này. Đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021 - 2022 là 12,5% so với năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo.

Tiếp tục lắng nghe ý kiến người dân

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo lần 2, một số ý kiến phụ huynh cho rằng, việc tăng học phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp là chưa phù hợp... Nhiều phụ huynh đồng tình với việc tăng học phí, nhưng quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Phụ huynh Nguyễn Thu Hương có con học THCS tại Hà Nội cho biết: "Hiện nay, học phí các bậc học ở trường công lập tại Hà Nội là khá thấp so với nhiều tỉnh thành khác. Tuy nhiên, ngoài học phí, học sinh còn tham gia rất nhiều khoản thu khác như tiền học 2 buổi/ngày, tiền chăm sóc bán trú, tiền ăn, tiếng Anh liên kết, câu lạc bộ, học thêm tại trường… Do đó, nếu tăng học phí cũng cần giảm bớt các tiết học thu phí tại trường học".

Chia sẻ về câu chuyện mức học phí hiện nay ở một số nơi còn thấp do thành phố hỗ trợ ngân sách, một hiệu trưởng trường THPT tại Hà Nội đã về hưu thẳng thắn cho biết: "Hiện nay học phí là khá thấp, các trường cũng khó có thể nâng cao chất lượng giáo dục, bởi vậy mới phát triển xã hội hóa giáo dục, nhưng cũng đã xảy ra nhiều tranh cãi… Bởi vậy, tăng học phí cũng là cần thiết nếu dựa trên tính toán kỹ, phù hợp với thu nhập người dân. Trong bối cảnh hiện nay, cũng nhiều gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn".

Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Nghị định số 86 có hiệu lực đến hết năm học 2020 - 2021, nên Bộ GD&ĐT đã xây dựng Nghị định thay thế để các cơ sở GD&ĐT có căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2021 - 2022. Quá trình xây dựng và đề xuất mức tăng học phí đã được tính toán dựa trên kế hoạch và các căn cứ hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nước ta vừa trải qua nhiều đợt bão, lũ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86 trong năm học 2021 - 2022 với mức học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức học phí của năm học 2020 - 2021 đã được quy định tại Nghị định số 86; mức học phí mầm non, phổ thông áp dụng theo khung của năm học 2020 - 2021 và tiếp tục giao HĐND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét phê duyệt. Đồng thời, cho phép Bộ GD&ĐT được lùi thời gian trình ban hành Nghị định sang năm 2021 để có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định.

Bộ GD&ĐT cho biết, ngoài các đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như quy định hiện hành, Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo còn bổ sung một số đối tượng mới. Cụ thể, bổ sung lộ trình miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019. Học sinh THCS ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2025 - 2026 sẽ được miễn học phí…

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 1 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 13 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 13 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Top